Tư vấn pháp luật: Quốc tịch của con khi sinh ở nước ngoài

Vấn đề quan trọng nhất cần lưu ý là việc mất quốc tịch, do có trường hợp công dân của một nước sẽ tự động mất quốc tịch khi nhập quốc tịch nước ngoài. Các nước châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Singapore… là những nước chỉ chấp nhận nguyên tắc một quốc tịch. Một người muốn xin nhập quốc tịch của các nước trên thì phải từ bỏ quốc tịch cũ hoặc khi họ xin nhập quốc tịch nước ngoài thì phải thôi hoặc đương nhiên thôi quốc tịch của các nước trên.

Chị Thu Thủy, chủ một spa, hiện đang mang bầu tháng thứ 5 và có ý định sẽ sinh con ở nước ngoài. “Mình đang tìm hiểu vấn đề quốc tịch của một số quốc gia để lựa chọn nơi sinh để em bé sẽ trở thành “công dân toàn cầu” ngay từ khi chào đời”, chị Thu Thủy cười vui, chia sẻ. Chị Thủy đã tìm hiểu thông tin về việc sinh nở ở Thái Lan, “vì gần và điều kiện của họ cũng rất tốt!”. Theo thông tin từ văn phòng đại diện của Bệnh viện Bumrungrad – một bệnh viện “5 sao” tại Thái Lan thì hiện Thái Lan là một trong những quốc gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến sinh nở trọn gói tiên tiến hàng đầu trên thế giới với giá cả hợp lý. Đặc biệt là các dịch vụ điều trị chuyên sâu về hiếm muộn, các vấn đề liên quan đến tử cung, buồng trứng, chất lượng tinh trùng… để các cặp vợ chồng có thể được thụ hưởng niềm vui làm cha mẹ. Ngoài ra, các bệnh viện hàng đầu ở Thái Lan cũng cung cấp đầy đủ các phương pháp hỗ trợ sinh sản, bao gồm: IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm; ART – Với phương pháp điều trị này, trứng có chất lượng được thu thập từ buồng trứng rồi cho thụ tinh. Công nghệ này đã được phát triển vượt bậc, giúp tăng cơ hội mang thai; GIFT – Chuyển giao tử/phôi vào vòi trứng: Phương pháp này liên quan đến việc kích thích và hút trứng ra khỏi buồng trứng của người phụ nữ, sau đó kết hợp với tinh trùng rồi chuyển trứng trở lại vào ống dẫn trứng để việc thụ tinh được diễn ra tự nhiên; ICSI – Phương pháp này liên quan đến việc tiêm tinh trùng khỏe mạnh trực tiếp vào trứng; TESE – Mổ tinh hoàn để loại bỏ một mô và trích xuất tinh trùng đối với những trường hợp không tự xuất tinh được; Nuôi cấy túi phôi: Nuôi cấy túi phôi với công nghê tiên tiến trong vòng 5 ngày trước khi cấy… Các dịch vụ sinh đẻ trọn gói bao gồm sinh thường, sinh mổ hoặc sinh không đau với thời gian nằm viện 2 – 5 ngày tùy từng trường hợp.

Co-nen-mang-thai-khi-bi-viem-cau-than-man

Tuy nhiên, theo “nghiên cứu” của chị Thu Thủy cũng như những thông tin do văn phòng Bệnh viện Bumrungrad tại Việt Nam thì trẻ được sinh ra ở Thái sẽ vẫn mang quốc tịch Việt Nam và bệnh viện sẽ kết hợp với đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan để cung cấp giấy khai sinh ngay khi chào đời. Chỉ những trường hợp một trong bố hoặc mẹ là người Thái thì trẻ mới được nhập quốc tịch Thái Lan.

Theo tư vấn của luật sư Nguyễn Hữu Quang (VP Luật sư Quang và Cộng sự) thì hiện nay, hầu hết các quốc gia châu Á đều áp dụng nguyên tắc huyết thống cho trẻ sơ sinh, tức là trẻ em khi sinh ra đều có quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi trẻ được sinh ra. Hạn chế của nguyên tắc này là chưa đưa ra được hướng giải quyết trong trường hợp cha mẹ của đứa trẻ là những người không quốc tịch hoặc không xác định được quốc tịch thì không thể xác định được quốc tịch cho trẻ theo nguyên tắc này.

ly_do_khi_mang_thai_ban_tro_nen_xinh_dep2

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh, theo đó, trẻ sơ sinh sinh ra trên lãnh thổ nước nào thì mang quốc tịch nước đó, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ chúng. Nguyên tắc này đã khắc phục được nhược điểm của nguyên tắc huyết thống là xác định quốc tịch cho trẻ không rõ quốc tịch trên lãnh thổ một quốc gia, nhưng nguyên tắc này cũng bộc lộ hạn chế, đó là dẫn đến sự gia tăng hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch của công dân.

Cả hai nguyên tắc này, dù ít hay nhiều đều có khiếm khuyết là không thể bao quát hết các trường hợp xảy ra trên thực tế. Để góp phần giải quyết các hạn chế nêu trên, pháp luật về quốc tịch ở hầu hết các quốc gia đều kết hợp một cách hài hòa và chặt chẽ đồng thời hai nguyên tắc này trên các cơ sở từ phía quốc gia đó.

Vậy thực hư vấn đề đa quốc tịch như thế nào và sinh nở ở quốc gia nào thì sẽ có khả năng trẻ sơ sinh được hưởng quyền đa quốc tịch? Một số chỉ dẫn của Văn phòng Luật sư Quang và Cộng sự sẽ cung cấp cho độc giả PNNN những thông tin cần thiết.

Nước Mỹ: quy định quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh, tức trẻ em sinh ra tại Mỹ đương nhiên mang quốc tịch Mỹ (theo Điều 5, Chương hai của Hiến pháp). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước Mỹ cũng áp dụng nguyên tắc huyết thống để xác định quốc tịch trẻ sinh tại nước ngoài trong trường hợp đứa trẻ có cha hoặc mẹ mang quốc tịch Mỹ.

Cũng vì dựa vào nguyên tắc sinh quán mà xác định quốc tịch, đã có một số phụ nữ người Việt vào Mỹ theo diện du lịch trong lúc mang thai và đã sinh con tại Mỹ. Đứa trẻ mang giấy khai sinh Mỹ, đương nhiên mang quốc tịch Mỹ và theo huyết thống thì đứa trẻ cũng mang quốc tịch gốc theo cha mẹ. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ sinh ra tại Mỹ là con của các viên chức ngoại giao thì đứa trẻ không được mang quốc tịch Mỹ.

Tại Đức: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Luật Quốc tịch Đức: Trẻ em sinh ra ở Đức có bố mẹ là người nước ngoài sẽ mang quốc tịch Đức nếu: Bố hoặc mẹ đã sống thường xuyên hợp pháp tại Đức 8 năm và có quyền lưu trú không thời hạn hoặc là công dân Thụy Sĩ hoặc là thuộc gia đình ở Thụy Sĩ có giấy phép lưu trú được cấp theo Hiệp định ngày 21-6-1999 giữa EU với các nước thành viên và Thụy Sĩ về tự do đi lại (BGB1.2001 II trang 810).

my-pham-tu-che-giup-loai-bo-vet-ran-da-khi-mang-thai

Riêng đối với nước Đức, thì việc một người đang mang quốc tịch Đức có thể xin nhập quốc tịch của một quốc gia khác mà không phải thôi quốc tịch Đức (nếu quy định của pháp luật về quốc tịch nước đó chấp nhận) nhưng nếu một người đang mang quốc tịch nước ngoài mà xin nhập quốc tịch Đức thì phải thôi quốc tịch mà người đó đang có.

Tại Anh: Theo luật nước Anh: Đứa trẻ nào sinh ra trên lãnh thổ nước Anh thì sẽ được mang quốc tịch Anh. Mặt khác, nước Anh cũng thừa nhận nguyên tắc đa quốc tịch. Theo đó, đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ của Anh có thể có hai quốc tịch (nếu được pháp luật nước mà cha hoặc mẹ sinh sống công nhận việc đồng thời có hai quốc tịch).

Tại Pháp: Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Pháp thì có quốc tịch Pháp. Bên cạnh căn cứ về huyết thống, trẻ em còn được hưởng quốc tịch Pháp do được sinh ra trên lãnh thổ nước Pháp nếu: Sinh ra ở Pháp mà không rõ cha mẹ là ai, cha mẹ không quốc tịch; Trẻ em sinh ra ở Pháp mà cha mẹ là người nước ngoài và không được Luật nước ngoài xác nhận là có quốc tịch của cha mẹ là người nước ngoài; Trẻ em sinh ra ở Pháp mà một người trong cha mẹ cũng sinh ra ở Pháp thì trẻ em đó có quốc tịch Pháp. Pháp cho phép công dân Pháp khi nhập quốc tịch nước ngoài không bị mất quốc tịch Pháp.

Tại Canada: Luật Quốc tịch Canada cho phép công dân Canada có quốc tịch nước ngoài mà không bị mất quốc tịch Canada hoặc nhập quốc tịch Canada mà không phải thôi quốc tịch cũ của họ. Trẻ có quốc tịch Canada nếu: Sinh ra tại Canada (không áp dụng đối với người mà khi sinh ra cha mẹ không có quốc tịch Canada và cũng không phải là kiều dân thường trú và cha mẹ là viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự, người đại diện theo danh nghĩa khác, hoặc đang phục vụ tại Canađa cho một chính phủ nước ngoài; Sinh ra ở nước ngoài mà có bố hoặc mẹ có quốc tịch Canada.

 Phụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN