Đọc sách thế nào cho hiệu quả?

Làm gì để tối ưu hóa việc đọc sách?

Đây là câu hỏi được đưa ra thảo luận giữa các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An với diễn giả Dương Thanh Truyền, Chủ tịch hội đồng quản trị Nhà xuất bản trẻ TP.HCM trong buổi Hội thảo “Sự thay đổi lớn từ trang sách” do Ấn phẩm Phụ Nữ Ngày Nay tổ chức vào sáng ngày 06/5/2015.

17

Nhà báo, CT.HĐTV Nhà Xuất bản Trẻ tại hội thảo ” Sự thay đổi lớn từ trang sách”

Đây cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và muốn có được lời giải đáp, với nhiều năm ở vị trí Chủ tịch HĐQT Nhà Xuất bản Trẻ TP.HCM, ông Dương Thanh Truyền cho rằng, để có thể tối ưu hóa việc đọc sách nên áp dụng một số nguyên tắc sau:

1. Lựa chọn một lĩnh vực để đọc

Ông Dương Thanh Truyền cho rằng, giới trẻ hiện giờ không những không chú trọng việc đọc sách mà còn đọc sách chưa đúng cách, đó là “bạ đâu đọc đó, thích gì đọc đó, vớ được cuốn sách nào đọc cuốn đó”. Việc đọc sách không có kế hoạch như vậy sẽ không mang lại lợi ích tối ưu. Ông cho rằng người đọc trước tiên cần phải chọn cho mình một lĩnh vực để đọc. Ví dụ như sinh viên các trường khối kinh tế nên chọn sách về lĩnh vực Tiếp thị, Marketing… và trong lĩnh vực Marketing không nên bỏ qua những cuốn sách của ông Michael Porter, Philip Kotler hay lĩnh vực Kinh tế không thể bỏ sót cuốn “7 thói quen của người thành đạt”, “Chiến lược đại dương xanh”… Tuy nhiên khi chọn lĩnh vực để đọc cần chú ý đến 3 điều đó là: bản thân có hiểu biết về lĩnh vực đó; có hứng thú với nó và có nhu cầu về nó. Có được 3 yếu tố này sẽ giúp người đọc dễ dàng tiếp thu hơn.

12

2. Nhẫn nại và sẽ thành công

Sau khi đã lựa chọn được lĩnh vực cho mình, ông khuyên người đọc cần kiên trì đọc sách trong vòng 2-3 năm, cố gắng đọc mọi lúc, mọi nơi “sáng đọc, chiều đọc, tối đọc, nửa đêm giật mình tỉnh dậy, đọc nữa đi em”. Nếu không thể dành nhiều thời gian cho việc đọc sách có thể đưa ra thời hạn cho bản thân như 2-3 tháng đọc xong 1 cuốn, như vậy sau 2-3 năm cũng đọc được từ 12-15 cuốn sách. Khi đó về cơ bản người đọc đã khai thác xong 1 lĩnh vực. Và khi đã có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó thì từ lĩnh vực đó lại mở lối sang lĩnh vực khác vì thông thường chúng có mối liên hệ với nhau. Và cứ như vậy người đọc sách sẽ bị cuốn theo và muốn khám phá thêm sách thuộc những lĩnh vực khác.

Ông cũng cho rằng, nếu đọc kiên trì 10 năm, người đọc sẽ trở thành một con người hoàn toàn mới, có nội lực, có bí kíp thành công riêng vì vậy nhất định phải đọc sách có kế hoạch mới có

20

3. Tự khám phá hiệu quả đọc sách của bản thân

Theo Ông Dương Thanh Truyền, mỗi người sẽ có một cách đọc sách khác nhau, ví dụ như có người tiếp thu tốt vào sáng sớm khi mới ngủ dậy, có người lại muốn đọc sách vào đêm khuya, có người thích đọc sách vào buổi chiều và một số người khi đọc sách thì cần một cây bút chì để đánh dấu những đoạn quan trọng… vì vậy mà người đọc cần phải khám phá khả năng đọc sách của bản thân, biết khi nào thì mình có thể tiếp thu tốt, từ đó có kế hoạch để đọc sách có hiệu quả hơn.

8

Các diễn giả tham gia chia sẻ trong hội thảo đón nhận bó hoa thay lời cảm ơn của đơn vị tổ chức Phụ Nữ Ngày Nay ( Từ trái qua phải: Bà Phạm Thị Quỳnh Hoa, thạc sĩ, giảng viên trường Đại học Văn hóa TP.HCM, ông Dương Thành Truyền, nhà báo, CT. HĐTV Nhà xuất bản Trẻ, thạc sĩ quản lý,  doanh nhân Trần Thiên Trà)

Ngoài 3 nguyên tắc cơ bản trên, ông Dương Thanh Truyền cũng cho rằng, để tối ưu hóa việc đọc sách, người đọc cần phải tự mình nỗ lực, kiên trì, bền bỉ và đừng đặt trọng vấn đề đọc được bao nhiêu cuốn sách mà cơ bản là hiểu được bao nhiêu cuốn và giá trị của nó mang lại. “Đọc sách cũng như ăn cơm vậy, vấn đề là chúng ta phải tiêu hóa được nó, phải biến nó thành một phần nuôi dưỡng cơ thể của mình”. Ông cũng một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của việc đọc sách đối với thế hệ trẻ: “đọc sách không chỉ mang lại cho ta kiến thức mà còn mang đến năng lực tư duy, khả năng lập luận, vốn ngôn ngữ phong phú và còn là phương pháp giúp thanh lọc tâm hồn”.

PNNN

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN