70 ngày chuyển giao quyền lực sóng gió

Đến nay chưa có tín hiệu nào cho thấy ông Trump sẽ mời đối thủ Biden đến Nhà Trắng để chúc mừng như cựu tổng thống Barack Obama từng làm khi ứng viên đảng Dân chỉ khi đó – bà Hillary CLinton thất bại trong cuộc bầu cử 2016.

2020-11-09t190636z441764187rc2vzj9594hwrtrmadp3usa-trump-esper-2read-only-16050224872521605332480 Tổng thống Donald Trump bất ngờ sa thải Bộ trưởng Mark Esper sáng 10-11 giờ Việt Nam – Ảnh: Reuters

Thay vào đó, đội ngũ chuyển giao của ông Biden ngày 10-11 đã phải cảnh báo sẽ có “hành động pháp lý” nếu Cơ quan dịch vụ tổng hợp (GSA), do bà Emily Murphy – người được ông Trump bổ nhiệm – đứng đầu, không chính thức thừa nhận ứng viên của Đảng Dân chủ thắng cử tổng thống Mỹ.

Cộng hòa ủng hộ ông Trump

Bất chấp việc Trung tâm Chuyển giao tổng thống, một tổ chức phi đảng phái, đã hối thúc chính quyền ông Trump nhanh chóng chuyển giao quyền lực, việc chuyển giao sẽ không được kích hoạt nếu GSA không xác nhận người thắng cử, theo Hãng tin Reuters.

Không được GSA công nhận thắng cử, chiến dịch của ông Biden không thể tiếp cận nguồn quỹ liên bang để bắt đầu chuyển giao quyền lực, tiếp cận thông tin mật cũng như tiếp xúc với các lãnh đạo nước ngoài thông qua Bộ Ngoại giao.

Trong phát biểu đầu tiên kể từ sau bầu cử, thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ, cũng khẳng định ông Trump có quyền kiện tụng kết quả, trong khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp William Barr tiếp tục mở rộng đường cho ông Trump khi bật đèn xanh cho các công tố viên điều tra các cáo buộc sai phạm trong việc bỏ phiếu và đếm phiếu.

Trong khi đó, ông Trump đã sa thải quan chức đầu tiên trong chính quyền hậu bầu cử, đó là Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, đồng thời bổ nhiệm giám đốc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Mỹ (NCTC) Christopher C. Miller làm quyền bộ trưởng ngay lập tức.

Việc cách chức ông Esper khiến giới quan sát lo ngại ông Trump có thể tiếp tục mạnh tay với các cơ quan trọng yếu khác trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ. Một số thông tin đồn đoán giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) Christopher Wray và giám đốc Cục Tình báo trung ương (CIA) Gina Haspel sẽ là những cái tên tiếp theo bị sa thải.

Ông Biden sẵn sàng

Đến nay một trong những tín hiệu hiếm hoi cho thấy ông Trump có thể thừa nhận thất bại là thông tin ông bàn với các cố vấn thân cận về khả năng ra tranh cử tổng thống vào năm 2024, theo trang tin Axios.

Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden (theo xác nhận của truyền thông) đã xắn tay vào việc, bắt đầu với cuộc khủng hoảng khiến nước Mỹ đau đầu nhất hiện nay là dịch COVID-19.

Trong ngày 9-11, ông Biden đã công bố kế hoạch chi tiết đối phó với dịch bệnh, lập ủy ban cố vấn và đưa ra thông điệp chung cho người dân Mỹ: hãy đeo khẩu trang.

Đã có nhiều đồn đoán về một nội các có thể đa dạng nhất từ trước đến nay, bao gồm nữ bộ trưởng tài chính hoặc quốc phòng đầu tiên, nhưng sẽ “truyền thống” hơn so với chính quyền Trump.

Theo tờ Politico, đội ngũ của ông Biden đã tìm kiếm các ứng viên tiềm năng trong nhiều tháng qua và dự kiến đưa ra danh sách cho ông Biden trong vài ngày tới. Thượng nghị sĩ Chris Coons ở Delaware, một người bạn cũ của ông Biden, là ứng viên cho vị trí ngoại trưởng.

Tuy nhiên nếu Đảng Cộng hòa nắm đa số ở Thượng viện Mỹ, ông Biden sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc lựa chọn nội các mới và thực hiện các lời hứa tranh cử như bãi bỏ chính sách nhập cư dưới thời ông Trump.

Níu kéo quyền lực trong đảng

Theo tờ New York Times, ông Trump dự kiến thành lập một ủy ban hành động chính trị lãnh đạo, có vai trò như một tổ chức gây quỹ, để nắm giữ quyền lực trong Đảng Cộng hòa dù không còn làm tổng thống.

Theo đó, cơ chế cho phép ông Trump tiếp tục là một nhân vật trung tâm trong cuộc lựa chọn ứng viên tổng thống của đảng này trong thời gian tới.

Theo Trần Phương – tuoitre.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN