Giáo sư Blake từng chia sẻ rằng, thà bạn lấy kali từ các loại trái cây khác còn hơn là từ nước dừa.
- Ăn dứa và những ‘đại kỵ’ ai cũng cần biết để khỏi nguy hiểm
- Những sai lầm nguy hiểm khi giải nhiệt trong mùa hè mà ai cũng cần tránh
- 5 loại rau củ nếu nấu không kỹ sẽ chứa độc tính hơn cả thạch tín
Nhiều người nghĩ nước dừa có khả năng chống lão hóa, giảm mắc bệnh tim mạch và hạ huyết áp. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng đó chỉ là sự cường điệu nhằm thu hút khách hàng của các nhãn hiệu đồ uống.
Không thể phủ nhận nước dừa mang lại một vài lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dừa là cách hydrat hóa (cung cấp nước) hoàn toàn tự nhiên. Bên cạnh đó, với những người không thích ăn trái cây, rau củ – loại thực phẩm chứa nhiều kali thì nước dừa có thể giúp bạn bổ sung kali vào chế độ ăn uống. Ông Joan Salge Blake – phó giáo sư lâm sàng về dinh dưỡng tại Đại học Boston – đồng ý với điều này. Tuy nhiên ông từng chia sẻ rằng: “Thà bạn lấy kali từ các loại trái cây khác còn hơn”.
Theo Blake, nước dừa cung cấp một lượng kali đáng kể, cũng mang đến một lượng calo tương đương. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm và phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút mới đốt cháy hết số năng lượng này. Vì thế nó không phù hợp với người đang ăn kiêng. Thay vì uống nước dừa, bạn có thể ăn quả chuối và nhận được nhiều kali cùng nhiều chất khác không có trong dừa. Ngoài ra, ăn trái cây còn giúp bạn bổ sung nhiều chất xơ. Do vậy, dù không thích trái cây, bạn cũng nên bổ sung vài loại quen thuộc như bơ, chuối, ổi… Không nên uống nhiều hơn 2 quả dừa một ngày, cũng không nên uống thường xuyên vì rất dễ khiến bạn tăng cân.
Còn nếu bạn muốn cung cấp nhiều nước cho cơ thể thì nước lọc sẽ hiệu quả hơn nước dừa. Nếu tập thể thao trong thời gian chưa đến 1 tiếng đồng hồ, và không đổ nhiều mồ hôi thì không cần phải dùng các loại đồ uống bổ sung năng lượng hay nước dừa, chỉ cần nước lọc là đủ, không làm bạn tăng cân hay thậm chí mệt mỏi hơn vì quá nhiều đường trong đồ uống.
Còn theo Đông y, phụ nữ mang thai không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi ấy phôi thai còn nhỏ, nước dừa có thuộc tính hàn, bà bầu uống sẽ không tốt cho quá trình chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, nước dừa có 2% là chất béo khiến bà bầu khó tiêu, dễ gây ốm nghén. Tuy nhiên sau đó thì người có thai uống nước dựa lại khá tốt, có tác dụng kháng khuẩn, chống táo bón, lợi tiểu…
Vi Yến