Nội tiết tố hay còn gọi là estrogen đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe. Nếu bị thiếu hụt nội tiết tố sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống tình dục…
- Lưu ý mang thai lần 2 sau khi sinh mổ lần 1
- Cảnh báo sau vụ bé sơ sinh đột tử do vừa ngủ vừa bú bình
- 8 thực phẩm giúp dễ sinh con trai
Nội tiết tố có thể thiếu ở mọi lứa tuổi
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ – BV Thanh Nhàn, nội tiết tố là một trong những hormone rất quan trọng giúp mang lại vẻ đẹp, sự trẻ trung và nữ tính của chị em. Nội tiết tố sinh ra từ cơ quan sinh dục nữ nằm ở buồng trứng. Nhưng nguồn gốc sâu xa lại bắt đầu từ một bộ phận của não, nó là một tuyến ở đáy não có chức năng giúp điều hòa nhiệt độ, giấc ngủ, hành vi, cảm xúc đặc biệt là chức năng sinh lý. Ở mọi lứa tuổi đều có khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt nội tiết tố dẫn đến những hậu quả khác nhau.
BS. Huệ chia sẻ thêm, trong quá trình khám và điều trị chị gặp rất nhiều trường hợp các chị em bị thiết hụt nội tiết tố mà không biết. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình. Ví dụ như trường hợp bạn Thanh Loan (25 tuổi, ở Phúc Tân – Ba Đình, Hà Nội), lập gia đình được 5 tháng chưa có bầu. Vì gia đình nhà chồng sốt ruột nên chị Loan đã cùng chồng đi khám sản khoa, kết quả chị Loan bị rối loạn nội tiết, nếu không điều trị sẽ không thể có con.
BS. Huệ cho biết, thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi trẻ như chị Loan ngày càng trở nên phổ biến. Ở độ tuổi này nội tiết tố (hay còn gọi estrogen) rất cần thiết, khi lượng estrogen không đủ sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó đậu thai hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn hoặc vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay. Bên cạnh đó sự rối loạn estrogen làm giảm ham muốn cũng như chứng khô âm đạo, đau rát mỗi khi quan hệ khiến chị em có tâm lý ngại gần gũi với chồng ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình.
Không chỉ có chị em trong độ tuổi sinh sản mới thiếu hụt nội tiết tố, nhiều chị em sau khi sinh cũng không biết mình bị rối loạn nội tiết tố mà thường nghĩ do quá trình sinh nở, vất vả nên không có nhu cầu về sinh lý.
Chị Nguyễn Thị Hạnh (29 tuổi, ở Trúc Sơn- Chương Mỹ) là một trường hợp rơi vào tình trạng này. Sau khi sinh đứa con thứ hai, vợ chồng chị giảm tần suất “sinh hoạt vợ chồng” còn 1 tháng 1 lần vì mỗi lần quan hệ chị cảm thấy đau rát, mệt mỏi, không có cảm thấy hưng phấn… Thấy tình trạng này kéo dài gần năm trời chị quyết định đi khám thì mới biết mình thiếu hụt nội tiết tố, dẫn đến cản trở việc sinh hoạt tình dục giữa vợ chồng.
Theo BS. Huệ trường hợp như của chị Hạnh không phải là hiếm gặp. Nhiều chị em sau khi sinh đẻ xong bị thiếu hụt nội tiết tố mà không hề biết. Vì bình thường trong thời kỳ mang thai nội tiết tố tăng lên nhưng sau khi sinh một thời gian lượng nội tiết tố giảm đi rõ rệt và kèm theo xuất hiện chứng như rụng tóc, vết nám, sạm da… đặc biệt là chức năng tình dục suy giảm rõ rệt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt nội tiết tố ở giai đoạn này do ảnh hưởng của buồng chứng, do di truyền…
Đối phó với nguy cơ thiếu hụt nội tiết tố
Thiếu hụt nội tiết tố không chỉ xảy ra với chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh mà ngay cả phụ nữ trong độ tuổi sinh để hay sau sinh cũng dễ rơi vào tình trạng này. Nguyên nhân là do sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung… Sự thiếu này gây ra nhiều rối loạn về sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe như các bênh loãng xương và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thận …
Ngoài ra, trong trường hợp bị thiếu hụt nội tiết tố trầm trọng, chị em phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe như nhiễm trùng bàng quang, đau đầu, rối loạn tâm trạng, viêm nhiễm phụ khoa… và nghiêm trọng nhất là khó khăn trong việc thụ thai.
Một số triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ trẻ thường gặp là tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh, mệt mỏi, thường mắc chứng hay quên, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục và đau khi quan hệ do nồng độ estrogen thấp hoặc bắt đầu suy giảm gây ra tình trạng “khô hạn” ở âm đạo.
Để cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết tố chị em cần có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý.
Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung dinh dưỡng toàn diện và hợp lý như tránh ăn những thức ăn nhiều ngọt và béo, nên ăn các loại thịt nạc, thực phẩm ít béo và nhiều chất xơ, giàu vitamin C…Hoặc có thể uống bổ sung các loại thuốc bổ sung nội tiết tố.
Tuy nhiên, khi thấy sự thiếu hụt nội tiết tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì chị em cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị cụ thể. Việc xử lý mức độ thiếu hụt nội tiết tố phải dựa vào nguyên nhân cụ thể và do bác sĩ quyết định sau khi khám xét cẩn thận. Phụ nữ trẻ đi qua thời kỳ mãn kinh sẽ được điều trị khác với phụ nữ trẻ cho dù cả hai cùng có dấu hiệu thiếu hụt estrogen.
Theo MASK