Thông thường, virus gây cảm cúm, cảm lạnh ở người dễ lây nhiễm vào những ngày mùa đông hơn. Đây cũng là nguyên nhân trời lạnh sẽ làm tăng nguy cơ bị ốm.
- Cẩm nang bảo vệ sức khỏe khi trời trở lạnh
- 15 cách giúp phòng tránh cảm cúm ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong mùa lạnh
- Thói quen nhai đá lạnh và những hệ lụy xấu cho sức khỏe
Cảm cúm hay cảm lạnh đều là bệnh do virus gây ra. Bệnh đều có thể lây lan từ người sang người thông qua hắt hơi và ho. Các triệu chứng có thể xuất hiện như sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể hay chảy nước mũi, đau họng, nhức đầu đến kiệt sức.
Đối với một vài đối tượng như người suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ và người cao tuổi thì bệnh cảm lạnh và cảm cúm đe dọa đến sức khỏe nghiêm trọng.
1. Tại sao dễ ốm khi trời lạnh?
Hầu hết mọi người đều cảm thấy mình dễ bị ốm hơn khi trời lạnh. Điều này cũng cho biết rằng, thời tiết lạnh và nguy cơ bị ốm có mối liên quan đến nhau. Thời tiết lạnh làm suy yếu hệ miễn dịch và kèm theo đó là khiến các vi khuẩn, virus hoạt động mạnh mẽ hơn.
Mối liên quan giữa thời tiết lạnh và nguy cơ bị ốm ở con người xảy ra như sau:
– Do thời tiết lạnh, mọi người ở trong phòng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc khi tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh nhiều hơn cũng làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
– Thời tiết lạnh khiến các mạch máu có thể co lại, điều này cũng làm các tế bào bạch cầu mất nhiều thời gian hơn khi di chuyển đến niêm mạch. Vì vậy, khả năng phòng ngừa hay chống lại các loại virus, vi khuẩn cũng giảm đi.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị ốm cao khi thời tiết lạnh – Ảnh Internet
– Điều kiện thời tiết lạnh, không khí hanh khô khiến màng nhầy bị khô và cứng. Điều này cũng khiến các triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm trở nên tồi tệ hơn trong mùa lạnh.
– Thời tiết lạnh làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, từ đó làm tăng nguy cơ bị ốm.
Ngoài ra còn có một số lý do khác làm suy giảm khả năng miễn dịch trong mùa lạnh như: Cơ thể thiếu vitamin D trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Chưa kể các tế bào đường hô hấp cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp.
Kèm theo đó là vác loại virus cảm lạnh, cảm cúm có thể sinh tồn và dễ dàng nhân lên khi thời tiết lạnh.
2. Mối liên hệ giữa nguy cơ bị ốm và thời tiết
Thời tiết lạnh, không khí khô và nguy cơ mắc cảm cúm tăng cao. Nhiều người thắc mắc rằng liệu thời tiết lạnh có làm bạn bị ốm không? Thực tế, thời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ bị ốm ở người.
Để bảo vệ sức khỏe mùa lạnh người già, trẻ nhỏ cần ngồi ở những nơi kín gió, đội mũ và giữ ấm các bộ phận cơ thể như cổ, đầu, tay, chân và không ra ngoài khi tóc còn ướt để bảo vệ sức khỏe.
– Virus cảm lạnh và cảm cúm là bệnh truyền nhiễm
Bởi vì virus cúm là bệnh truyền nhiễm, vi trùng gây bệnh cho con người. Do đó, thời tiết lạnh, không khí hanh khô không phải thủ phạm khiến con người bị cảm cúm. Chỉ khi tiếp xúc với virus cúm thì mới bị cảm cúm, cảm lạnh.
Mối liên hệ giữa việc cơ thể bị lạnh và cảm cúm do không khí lạnh gây ra cũng góp phần trở thành điều kiện làm tăng nguy cơ bị ốm ở con người – Ảnh Internet
Do đó, muốn bảo vệ sức khỏe cần phòng ngừa hoặc tiêm vaccine phòng cúm. Trong khi đó, virus gây cảm cúm ở người đạt đỉnh điểm vào mùa đông.
Dù cảm lạnh, cảm cúm không phải là lý do duy nhất. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa việc cơ thể bị lạnh và cảm cúm do không khí lạnh gây ra cũng góp phần trở thành điều kiện làm tăng nguy cơ bị ốm ở người.
– Hệ thống miễn dịch của con người và virus cảm cúm
Thực tế, virus có nhiều khả năng lây lan hơn khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, các yếu tố được đề xuất có khả năng gây ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch gồm thay đổi nhiệt độ đột ngột và các tác động của chu kỳ tối và sáng.
Dù thời tiết lạnh không gây bệnh ở con người. Tuy nhiên, thời tiết lạnh hoặc các yếu tố khác có thể làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật. Vì thế, muốn bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh con người cần chủ động phòng tránh.
3. Làm gì để không bị ốm khi trời lạnh?
Thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm sâu muốn bảo vệ sức khỏe cần chú ý một số vấn đề sau:
– Giữ cơ thể ấm áp, ăn uống đồ ấm, đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Cần chú ý đến chế độ ăn uống giúp bảo vệ sức khỏe mùa lạnh – Ảnh Internet
– Chú ý đến độ ẩm, thông gió trong nhà.
– Đặc biệt lưu ý khi bị hạ thân nhiệt, đây là trường hợp khẩn cấp và người bị hạ thân nhiệt cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
– Giữ thói quen vệ sinh tay để phòng nhiễm virus cảm cúm, cảm lạnh gây ốm.
– Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể thao trong mùa lạnh.
Theo Nắng Mai – phunuvietnam.vn