Phương pháp diện chẩn là một khái niệm trong Đông y, dùng để ám chỉ việc bắt bệnh thông qua những biểu hiện trên khuôn mặt. Đây cũng là một phương pháp tương đối chính xác và được dựa trên những kiểm chứng khoa học.
- Làm gì để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa mưa?
- 8 dấu hiệu bệnh răng miệng ‘tố cáo’ sức khỏe bạn đang có vấn đề
- 6 bí quyết chăm sóc sức khoẻ mùa thu không nên bỏ qua nếu có hệ miễn dịch yếu!
Phương pháp diện chẩn là một phương pháp quen dùng trong Đông y để chẩn đoán các biểu hiện bên trong cơ thể. Đây cũng là kiến thức cần biết để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để nhận ra những vấn đề sức khỏe cũng như kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Yếu tố đầu tiên trong phương pháp diện chẩn là sự nhận biết những thay đổi của làn da, màu sắc các vùng da trên mặt thay đổi đồng nghĩa với những nguyên nhân ẩn sâu bên trong cơ thể.
1. Cách nhận biết màu sắc và trạng thái sức khỏe thay đổi trên làn da
Trong Đông y, người ta chia màu da thành: màu chính, màu phụ và màu bệnh. Màu chính là màu da giữ nguyên trong suốt cuộc đời con người. Đối với một người khỏe mạnh, da thường có màu trắng và hồng, tuy nhiên trên cơ sở làn da vàng của người Châu Á thì việc nhận biết bằng màu sắc này tương đối không chính xác trong một vài trường hợp.
Đối với người Châu Á, người khỏe mạnh thường có màu da vàng thiên về hồng hào, mịn và láng bóng. Làn da khỏe đồng nghĩa với việc sức khỏe bên trong cũng ổn định, dù bạn là màu da nào, vàng hay đen thì cũng cần phải bóng mịn và đều màu. Đó là minh chứng cho việc bạn đang sở hữu một sức khỏe tốt.
Trong Đông y, người ta chia màu da thành: màu chính, màu phụ và màu bệnh (Ảnh: Internet)
Ngược lại, người có sức khỏe không tốt thường có làn da màu vàng nhạt, xỉn màu hoặc đôi khi tối sẫm. Ngoài màu sắc chính, khuôn mặt còn có màu phụ (còn gọi là màu khách), trong đó bao gồm sự thay đổi khuôn mặt do khí hậu, chế độ ăn uống, thay đổi tâm trạng, thể thao, môi trường làm việc,…
Bên cạnh đó, màu da vàng nhạt còn là dấu hiệu của bệnh nhiễm virus viêm gan. Xem ngay!
Chẳng hạn như khuôn mặt sẽ có màu đỏ sau khi tập thể dục hoặc thời tiết nóng bức, nhợt nhạt khi ra ngoài vào mùa đông lạnh hoặc làn da bị cháy nắng sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… Đây là những tình huống bình thường và không nên dựa vào màu da này để diện chẩn các biểu hiện biện.
2. Phương pháp diện chẩn các vấn đề về ngũ tạng
Trong y học cổ truyền, nhiều tài liệu đã chỉ ra các phương pháp diện chẩn đơn giản giúp xác định màu sắc của các bộ phận khác nhau trên khuôn mặt để nhận biết các biểu hiện ngũ tạng đang gặp vấn đề.
– Bệnh phổi nhìn giữa hai lông mày
Khu vực giữa hai lông màu được gọi là Ấn đường, khi sức khỏe tốt thì bộ phận này có màu trắng hồng, còn nếu chuyển sang màu đen, tối sẫm hơn so với trước đây thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một vài vấn đề, rõ nhất là bệnh phổi nhiệt, hay còn gọi là phổi nóng khi chuyển sang màu đỏ.
Mặt khác, nếu vùng ấn đường chuyển sang màu trắng nhợt nhạt thì đó là dấu hiệu của huyết hư hoặc khí hư. Khi ấn đường có màu xanh xao thì là dấu hiệu của bệnh về máu ứ.
– Bệnh tim nhìn giữa hai mắt
Nếu hai mắt có mảu đỏ tức là tim đang quá nóng, thường gây khó chịu, mất ngủ hoặc đang suy nhược về thần kinh. Nếu có màu xanh tím xuất hiện giữa hai mắt, có nghĩa là ứ máu, do tim mạch vành gây ra.
– Bệnh gan nhìn vào sống mũi
Nếu điểm cao nhất của xương sống mũi có màu xanh hoặc đen thì có thể bạn cần kiểm tra xơ gan hoặc ung thư gan. Nếu có màu đỏ có thể là nóng gan với các biểu hiện khác như khó chịu, mắt đỏ, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài….
– Bệnh túi mật và tuyến tụy nhìn vào hai bên sống mũi
Phần hai bên sống mũi có mối quan hệ mật thiết với những biểu hiện của túi mật. Nếu có màu nhợt nhạt bên sống mũi phải, cần kiểm tra túi mật ngay.
Các biểu hiện đi kèm thường thấy ở những người gặp vấn đề về túi mật như yếu ớt, mệt mỏi, thiếu sức sống, sợ hãi, hay lo lắng. Ngoài ra, nếu phần này chuyển màu đỏ, đi kèm với biểu hiện sốt, hoặc nôn thì bạn cũng nên kiểm tra túi mật của mình. Nếu có màu tối sẫm hoặc màu xám xịt, nâu đất thì có thể có bệnh giun đũa.
Bệnh túi mật và tuyến tụy nhìn vào hai bên sống mũi (Ảnh: Internet)
Bên trái cánh sống mũi là màu tuyến tụy, trong đó màu nhạt là thể hiện sự tuyến tụy bị lạnh, hư hàn, và phụ nữ dễ bị nặng ở vùng eo và bụng. Nếu da mặt chuyển sang màu vàng hoặc xanh, nhợt nhạt, chứng tỏ tụy và dạ dày đang bất ổn. Nhóm người này thường có cảm giác khó chịu ở hệ tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, trào ngược và chán ăn.
– Bệnh lá lách nhìn vào đỉnh mũi
Nếu chóp/đỉnh mũi có màu đỏ có nghĩa là lá lách và dạ dày có hội chứng nóng. Bạn có thể bị rơi vào cảm giác bị thèm ăn, muốn ăn nhiều, vừa ăn xong đã cảm thấy đói. Đỉnh mũi bị đỏ còn có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiêu đường hoặc đường huyết trong ngày của bạn đang tăng cao. Ngoài ra, nếu chóp mũi có màu trắng cũng có thể là bạn đang có vấn đề về khí hư, chuyển màu xanh cũng có thể là đau bụng.
– Bệnh dạ dày nhìn vào cánh mũi
Người có chức năng tiêu hóa giảm thường có biểu hiện bất thường ở màu sắc da hai bên cánh mũi. Cụ thể phần màu da này rất nhạt, không bóng láng. Nhóm này thường có những biểu hiện như chán ăn, đầy hơi, đặc biệt là sau khi ăn.
Cánh mũi có màu đỏ nhạt và khô là thiếu chất lỏng trong dạ dày, thường là khô miệng và nứt môi, và dấu hiệu đi kèm là phân khô. Còn nếu cánh mũi có màu đỏ đi kèm với hơi thở mùi, sưng nướu thì chứng tỏ dạ dày bạn đang trong tình trạng quá nóng.
– Bệnh thận nhìn vào cả hai má
Vùng má của người khỏe mạnh thường sáng hồng, mềm và mịn. Còn đối với người sức khỏe yếu, đặc biệt là đang có vấn đề về thận thì rất dễ nhận thấy có màu xám nhạt, bóng mỡ tiềm dầu nhiều hoặc má thường xuyên có màu đỏ, không phụ thuộc yếu tố thời tiết và các tác nhân ngoại cảnh.
– Bệnh tử cung và tuyến tiền liệt nhìn vào nhân trung
Nhân trung là phần nằm giữa vị trí ở mũi và miệng (Ảnh: Internet)
Nhân trung thường là phần dễ quan sát nhất do nằm tại vị trí giữa mũi và miệng, nếu điểm hõm này có màu trắng tức là bạn đang bị các bệnh phụ khoa như khí hư hoặc huyết hư, màu vàng có thể là lá lách, nếu màu đỏ là do nhiệt hoặc nóng trong.
Nhiều phụ nữ bị viêm nhiễm tử cung cũng có những biểu hiện trên nhân trung, nam giới bị tiền liệt tuyến cũng nên quan sát vị trí này. Đặc biệt nguy hiểm khi nhân trung có màu xanh hoặc đen là do bên trong đang dư hàn, hoặc đang mắc bệnh ung thư.
Mặc dù phương pháp diện chẩn đã được khoa học ghi chép lại và sử dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên để biết chính xác cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe nào, cần tiến hành kiểm tra bằng y học hiện đại, trang thiết bị máy móc để tăng tính chính xác.
Theo Minh Ngọc – phunuvietnam.vn