Một vài tình trạng như đau dữ dội ở vùng bụng, sôi bụng, đầy hơi… có thể là biểu hiện cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
- 10 loại thực phẩm càng ăn nhiều mỡ bụng càng giảm
- Bài tập quỳ gối ngửa sau: 15 phút mỗi ngày để giúp tan mỡ bụng dưới và phần đùi trước săn chắc hơn
Bụng là bộ phận chứa nhiều cơ quan quan trọng nên nếu không duy trì một chế độ ăn lành mạnh hay hút thuốc lá, sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi… thì nó có thể trở thành nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường ở vùng bụng. Dưới đây là một vài dấu hiệu điển hình ở vùng bụng giúp bạn nhận biết rõ hơn tình trạng sức khỏe hiện tại.
Đau bụng dưới bên phải: Viêm ruột thừa
Đây là tình trạng viêm ruột thừa cần được điều trị ngay bởi nếu để lâu có thể gây hại tới nhiều vùng cơ quan khác trong cơ thể. Biểu hiện của chứng viêm ruột thừa là đau ở gần khu vực rốn, quanh phía bụng dưới bên phải, hoặc bụng sưng to, sốt cao…
Nguyên nhân gây ra có thể là do ruột thừa bên trong bị tắc nghẽn, mô ruột thừa mở rộng, hoặc ký sinh trùng làm tổ gây tổn thương bên trong. Lúc này, giải pháp tốt nhất là nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Đau dữ dội bụng trên bên phải và dưới vai: Sỏi thận
Thật khó để biết được mình có mắc bệnh sỏi thận hay không, nhưng trong một số trường hợp, bạn sẽ bị đau đột ngột và rất dữ dội ở phần bụng bên phải, kèm theo biểu hiện sốt cao, buồn nôn.
Nguyên nhân có thể là do thừa cân, béo phì, lười vận động, ăn nhiều chất béo và dư thừa cholesterol, không ăn đủ chất xơ… Cách điều trị tốt nhất là không nên bỏ bữa và kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Đầy hơi, tiêu chảy: Cơ thể không dung nạp gluten
Có rất nhiều triệu chứng giúp bạn nhận biết tình trạng cơ thể không dung nạp gluten, trong đó, triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy, táo bón, phân có mùi, đầy hơi, đau bụng, các vấn đề về da, giảm cân nhanh đột ngột…
Để kiểm soát độ nhạy của gluten, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm và sản phẩm làm từ lúa mì. Đồng thời, hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ về các phương pháp điều trị y tế.
Sôi bụng và tiêu chảy: Viêm dạ dày
Nếu gặp phải tình trạng đại tiện ra nước (thường không có máu), buồn nôn, sôi bụng, đau đầu, sốt nhẹ… thì nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh viêm dạ dày.
Nguyên nhân có thể là do bạn ăn phải nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc nước bị ô nhiêm. Ngoài ra một nguyên nhân khác có thể là do dùng chung bát đũa với người mắc bệnh. Vì vậy, để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, hãy chú ý việc rửa tay sạch trước khi ăn và đảm bảo vệ sinh các vật dụng cá nhân riêng biệt. Đồng thời, bạn nên chú ý trong việc ăn uống để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Đau ở phần giữa ngực và bụng: Trào ngược axit dạ dày
Chứng ợ nóng (hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày) có thể gây ra những cơn đau thắt ở dưới ngực và trên phần bụng. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy nóng rát ở vùng cổ, kèm theo vị chua trào ngược lên từ dạ dày.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do trước đó bạn đã ăn đồ cay nóng, hành tỏi, đồ có cồn, socola, cà phê… Vì vậy, cách tốt nhất để khắc phục là nên chia nhỏ các bữa ăn ra 5 – 6 bữa một ngày thay vì ăn nhiều trong một bữa. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc quần áo thoải mái, phù hợp với vóc dáng của mình.
Theo Helino (Nguồn: Brightside)