Người bị cảm cúm không nên uống gì?

Ngoài một số loại thực phẩm không nên ăn, người bị cảm cúm không nên uống gì để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tối đa?

Cảm cúm là một căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hay mùa đông do thay đổi thời tiết và nhiệt độ là yếu tố thuận lợi cho virus gây bệnh. Khi mắc cảm cúm, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức cơ thể, nhức ở các khớp, da nóng, chảy nước mắt, ho khan, đau họng và sổ mũi.

Bên cạnh điều trị y khoa, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh. Vậy nguyên tắc ăn uống cũng như người bệnh cảm cúm không nên uống gì để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất?

1. Nguyên tắc ăn uống khi bị cảm cúm

Một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cũng như cải thiện hiệu quả các triệu chứng của cảm cúm. Việc tuân thủ các nguyên tắc ăn uống khi bị cảm cúm là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý mà người bệnh có thể áp dụng để hỗ trợ việc điều trị:

– Ăn uống đủ chất, tăng cường thêm các loại rau, củ, quả có chứa khoáng chất như Selenium…

– Có thể kết hợp sử dụng cảm xuyên hương để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, sử dụng cảm xuyên hương dạng cốm cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi.

– Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp… Tốt nhất nên sử dụng nước ấm vì sẽ giúp làm giảm bớt dịch nhầy, giảm triệu chứng tắc nghẹt mũi.

nuocnongnsor-1602663662035556063858 Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm có thể làm giảm triệu chứng của cảm cúm (Ảnh: Internet)

– Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong ổi, kiwwi hoặc các loại quả có múi như cam, chanh,… Hoặc bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hay viên uống bổ sung trong trường hợp không muốn ăn các loại trái cây kể trên.

– Glutathione là một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, cải thiện được tình trạng cảm cúm. Các thực phẩm chứa nhiều Glutathione có thể kể đến bao gồm dưa hấu, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…

2. Người bị cảm cúm không nên uống gì?

Ngoài những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, một số loại đồ uống có thể là nguyên nhân khiến các triệu chứng và tình trạng cảm cúm của bạn trở nên tồi tệ hơn, Do đó, nếu đang bị cảm cúm, người bệnh không nên uống những thức uống dưới đây:

2.1. Cà phê

Khi bị cảm cúm, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Do đó người bệnh cần đặc biệt lưu ý hơn đến chế độ ăn uống của mình. Tuy rằng cà phê là một loại đồ uống yêu thích của nhiều người, nhưng chúng lại có chứa chất kích thích thần kinh caffeine không tốt cho sức khỏe.

lacafeinenouvellearmecontrelamaladiedalzheimer-16026637308281991514681 Trong cà phê có chứa caffeine không tốt cho người bị cảm cúm (Ảnh: Internet)

Uống nhiều cà phê có thể gây khó ngủ, làm người trở nên mệt mỏi hơn và không đem lại hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng của cảm cúm.

2.2. Rượu, đồ uống có cồn

Rượu và các đô uống có cồn sẽ khiến cơ thể bị mất nước, do đó chúng có khả năng sẽ làm cho một số triệu chứng cảm cúm trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, buồn nôn hoặc đau nhức cơ thể.

Bên cạnh đó, một số loại chất có trong bia, rượu cũng làm giảm khả năng xử lý khi cơ thể bị nhiễm trùng do đó người bệnh cảm cúm nên tránh uống rượu, bia cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn.

2.3. Soda gừng

Gừng có thể là một loại gia vị giúp đỡ rất nhiều đối với những người mắc bệnh cảm lạnh nhưng soda gừng thì không. Chúng là loại đồ uống có ga và có rất ít giá trị dinh dưỡng cũng như chất điện giải cần thiết để chống lại bệnh tật. Thay vì uống soda gừng, bạn có thể sử dụng trà gừng nóng để tăng hiệu quả trị bệnh cảm cúm.

Theo Anh Dũng – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN