Kinh nguyệt sau khi sinh? Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh?

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại là câu hỏi được nhiều mẹ thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.

Bản chất, có thể mất nhiều thời gian để nội tiết tố của người phụ nữ sau sinh trở lại bình thường, đặc biệt đối với phụ nữ đang cho con bú. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sau sinh có thể ổn định trong vòng vài tháng sau sinh hoặc khi người mẹ ngừng cho con bú.

1. Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh?

Tùy thuộc vào đối tượng phụ nữ có cho con bú hay không cho con bú mà phụ nữ sẽ có thời gian xuất hiện chu kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh khác nhau.

Thông thường, phụ nữ sau sinh thường nếu không cho con bú thì thời gian từ 6 đến 8 tuần sau sinh kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại.

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt đối với người mẹ cho con bú thì thời gian để có kinh trở lại khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào việc người mẹ, nếu người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì có thể không có kinh nguyệt trong suốt thời gian phụ nữ cho con bú. Nhưng cũng có những trường hợp kinh nguyệt có thể quay trở lại vài tháng cho dù phụ nữ có đang cho con bú hay không.

losingweightwhilebreast-feeding-639729104-160515554015346797378 Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh? Phụ nữ không cho con bú sẽ có kinh nguyệt từ sau 6 đến 8 tuần. Ảnh Internet

Trong một vài trường hợp kinh nguyệt của bạn trở lại nhanh chóng sau khi sinh và sinh thường thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên tránh sử dụng băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên vì khi cơ thể người mẹ vẫn đang trong quá trình hồi phục thì băng vệ sinh có thể gây chấn thương.

Các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sau khi khám sức khỏe sau sinh 6 tuần hay không?

2. Một vài câu hỏi về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau sinh

– Nguyên nhân khiến phụ nữ cho con bú không có kinh nguyệt sớm?

Đa số phụ nữ đang cho con bú đều không có kinh nguyệt nhanh chóng do nội tiết tố trong cơ thể. Prolactin, hormone cần thiết để sản xuất sữa mẹ, có thể ngăn chặn hormone sinh sản. Điều này hình thành kết quả khiến bạn không rụng trứng hoặc không phóng thích trứng để thụ tinh.

– Kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Về bản chất, khi người mẹ có kinh trở lại thì người mẹ có thể nhận thấy một số thay đổi trong nguồn sữa hoặc phản ứng của trẻ với sữa mẹ. Sự thay đổi nội tiết tố này khiến cho cơ thể bạn có kinh cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

breastfeeding-16051554866221669885095 Khi người mẹ có kinh trở lại thì người mẹ có thể nhận thấy một số thay đổi trong nguồn sữa hoặc phản ứng của trẻ với sữa mẹ. Ảnh Internet

Một vài ảnh hưởng có thể nhận ra rõ như nguồn sữa giảm, thay đổi tần suất cho con bú. Ngoài ra, sự thay đổi hormone cũng gây ra ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ và mùi vị của sữa mẹ đối với con. Tuy nhiên, ảnh hưởng này vô cùng nhỏ không gây ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của mẹ.

– Sự khác biệt về chu kỳ kinh nguyệt sau sinh như thế nào?

Thông thường, khi bắt đầu có kinh nguyệt trở lại, có thể kỳ đầu tiên sau sinh sẽ không giống như kỳ kinh nguyệt trước khi mang thai. Cơ thể của người phụ nữ lúc này một lần nữa thích nghi với kinh nguyệt nên sẽ xảy ra một vài khác biệt dưới đây:

Xuất hiện tình trạng chuột rút mạnh hơn hoặc nhẹ hơn bình thường.

Kinh nguyệt có cục máu đông nhỏ.

Dòng chảy nặng hơn.

Cảm giác đau hơn.

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt không đều.

748101640-h-1024x700-1605155399493200617797 Bác sĩ thường đưa ra lời khuyên mẹ nên tránh sử dụng băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên vì khi cơ thể người mẹ vẫn đang trong quá trình hồi phục. Ảnh Internet

– Phụ nữ có thể mang thai trước khi có kinh nguyệt trở lại không?

Nhiều phụ nữ cho rằng không có kinh nghĩa là không có nguy cơ mang thai. Tuy nhiên, rụng trứng lại xảy ra trước kỳ kinh nguyệt và khi bạn rụng trứng đồng nghĩa với việc bạn có khả năng sinh sản. Do đó, phụ nữ có thể mang thai ngay cả khi chưa có kinh nguyệt trở lại.

Không ít bà mẹ tin tưởng việc cho con bú là hình thức tránh thai an toàn. Nhưng phụ nữ vẫn thường mang thai khi có con trên 6 tháng đối với người đang ăn thức ăn đặc hoặc cho con bú kết hợp với sữa công thức. Vì vậy, lượng hormone cho con bú không đủ cao giúp ngăn chặn sự rụng trứng.

Do đó, để bảo vệ an toàn mẹ bầu cần luôn sử dụng phương pháp ngừa thai khác cùng với việc con bú. Ngoài ra, nên nói chuyện với bác sĩ để bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất khi chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh và con nhỏ.

Theo Nguyễn Hiền – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN