Khản tiếng là sự bất thường của giọng nói do những thay đổi trong cơ cấu dây thanh âm hoặc chấn thương dây thanh. Có rất nhiều vấn đề liên quan ở dây thanh âm gây ra tình trạng khản tiếng. Vậy những nguyên nhân đó là gì?
Khản tiếng và những biến đổi thất thường của dây thanh âm
Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất cần xác định xem khản tiếng có phải do các nguyên nhân như ung thư thanh quản, ung thư phổi,… hay không. Chúng ta có thể kiểm tra chính xác bằng một loạt các xét nghiệm ở cổ và ngực, bao gồm cả soi thanh quản và chụp X-quang. Sau khi thực hiện chụp quét cắt lớp điện toán CT, thì bất kỳ tổn thương nào nghi ngờ sẽ thể hiện rõ bằng hình ảnh chụp.
Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu khác ở dây thanh quản để phân biệt ung thư thanh quản với các loại ung thư khác. U nhú thanh quản thường xuất hiện ở những người sử dụng giọng nói quá nhiều. Do vậy, với các đối tượng có nguy cơ cao như giáo viên, ca sĩ… cần phân bổ thời gian nói hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi cho giọng nói để cải thiện triệu chứng khản tiếng, ngăn ngừa các biến chứng như viêm thanh quản mạn tính, polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh…
U thanh quản có thể phẫu thuật cắt bỏ bằng tia laser, nhưng rất dễ tái phát nếu dây thanh sau đó không được nghỉ ngơi. Polyp dây thanh – một loại u dây thanh xuất hiện thường do nguyên nhân chảy dịch mũi sau, trào ngược axit dạ dày-thực quản hoặc hút thuốc. Nếu polyp dây thanh không giải quyết được bằng corticoid dạng hít thì sẽ cần phải được sinh thiết và tiến hành phẫu thuật. Tê liệt dây thanh âm có thể là do ảnh hưởng ở dây thần kinh, nhưng các rối loạn tuyến giáp và những biến chứng sau phẫu thuật tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến hơn. Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau để khắc phục các nguyên nhân gây ra khản tiếng.
Vì vậy, những phương pháp kiểm tra chặt chẽ là cần thiết để loại trừ các nguy cơ đe dọa tính mạng. Thông thường, khản tiếng xuất hiện bởi những nguyên nhân: chảy dịch mũi sau do dị ứng hoặc viêm xoang, trào ngược axit dạ dày, kích ứng mạn tính từ khói thuốc lá hoặc các chất ô nhiễm khác, làm cho dây thanh âm bị sưng, đỏ, khiến ho dai dẳng, khô họng và thở khò khè.
Cách phòng ngừa và điều trị khản tiếng an toàn
Khản tiếng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sinh hoạt và cuộc sống. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời và hạn chế tái phát. Hiện nay, xu hướng được nhiều người lựa chọn là sử dụng dòng sản phẩm thảo dược an toàn và hiệu quả bền vững. Trong đó, tiêu biểu như thực phẩm chức năng chứa thành phần chính là cây rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói.
Nếu bị khản tiếng kéo dài hơn hai tuần, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây rẻ quạt mỗi ngày.
Thực phẩm chức năng viên nén Tiêu Khiết Thanh – Giúp giọng nói trong sáng hơn, cải thiện khản tiếng, mất tiếng
Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng với thành phần chính là rẻ quạt, kết hợp với bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp làm trong sáng giọng nói. Đối tượng sử dụng là người bị viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan. Cách dùng để phòng ngừa: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên; Để hỗ trợ điều trị: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên; Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, dùng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất. |
Quỳnh Bảo (Phụ Nữ Ngày Nay)