Là một trong những bệnh ngoài da do nhiễm virus thường gặp ở trẻ em, bệnh tay chân miệng đã trở thành nỗi lo thường trực của nhiều gia đình tại Việt Nam bởi khả năng lây nhiễm cao và dễ gây nhiều biến chứng. Đặc biệt, đây là bệnh rất dễ bùng phát thành dịch vào mùa hè và mùa thu. Vậy làm sao để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tay chân miệng an toàn, hiệu quả cho trẻ nhỏ?
Để cung cấp những thông tin hữu ích cho độc giả về phòng ngừa, điều trị bệnh tay chân miệng, website http://tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề “Phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào?” vào 14h ngày 14/07/2016 sắp tới. Đây là chương trình đầu tiên, quý vị có cơ hội được gọi điện thoại giao lưu trực tiếp cùng chuyên gia. Mọi thắc mắc của độc giả sẽ được chuyên gia của chương trình là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Đông y Hòa Bình giải đáp cụ thể. Để được chuyên gia tư vấn, quý bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY ngay từ bây giờ.
Bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?
“Thủ phạm” gây bệnh tay chân miệng là nhóm enterovirus, thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đối tượng có nguy cơ cao mắc tay chân miệng là trẻ nhỏ (đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi) do có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh là thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành.
Bệnh chủ yếu lây theo đường tiêu hóa hoặc do tiếp xúc với nước bọt, dịch mũi họng, mụn nước hay phân của người nhiễm virus. Vì vậy, bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch, đặc biệt ở những địa điểm sinh hoạt tập thể như trường học. Theo thống kê những năm gần đây thì số ca mắc bệnh hay tăng lên vào mùa hè và mùa thu.
Thông thường, khi nhắc đến bệnh tay chân miệng, chúng ta hay nghĩ tới các biểu hiện trên da và niêm mạc gắn liền với tên gọi của bệnh là những nốt mụn nước nổi ở tay, chân và miệng. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì mà bệnh tay chân miệng ảnh hưởng tới sức khỏe. Các biểu hiện ban đầu phải kể tới là tình trạng sốt nhẹ, sổ mũi, tiêu chảy… Trẻ mắc bệnh có thể bị đau họng, đau miệng, biếng ăn do mụn nước xuất hiện ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Sau đó là những nốt ban với kích thước khoảng 2-5mm nổi trên da và có thể trở thành những mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông…
Trường hợp nhẹ, không có biến chứng thì trẻ có thể khỏi bệnh sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh sạch sẽ, việc gãi và làm vỡ các nốt mụn nước trên da có thể gây nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh tiến triển nặng khiến trẻ sốt cao, quấy khóc, khó ngủ hoặc ngủ li bì mà không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn tới co giật, tim đập nhanh, thở gấp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.
Bệnh tay chân miệng nguy hiểm như vậy, nhưng hiện nay lại chưa có vắc-xin phòng bệnh. Hơn nữa, trẻ đã từng bị tay chân miệng hoàn toàn có khả năng mắc lại bệnh do một loại virus khác thuộc nhóm enterovirus tấn công. Khó khăn chồng chất khó khăn, khiến việc tìm ra một giải pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị bệnh tay chân miệng là vấn đề “nóng” đang được toàn xã hội quan tâm hiện nay.
Nano bạc – Giải pháp mới giúp điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả, an toàn
Sự gia tăng số ca mắc bệnh tay chân miệng mỗi năm là thực trạng mà ai cũng nhận thấy. Và để giải tỏa nỗi lo về biến chứng cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ do tay chân miệng, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra một giải pháp tối ưu trong điều trị bệnh đó là sử dụng nano bạc.
Đánh giá về tác dụng của nano bạc, các chuyên gia cho biết, đây được xem là “vũ khí” tiêu diệt virus, vi khuẩn với tốc độ nhanh chóng. Với kích thước siêu nhỏ, nano bạc sẽ phá hủy chức năng của màng tế bào vi sinh vật, khiến mọi hoạt động của chúng bị tê liệt và không còn khả năng lây lan. Đây chính là điểm ưu việt và cần thiết trong điều trị các bệnh ngoài da do nhiễm virus, vi khuẩn như tay chân miệng. Bên cạnh đó, nano bạc còn “ghi điểm” khi mang tới những lợi ích toàn diện hơn đó là tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nên rất thích hợp sử dụng trong các trường hợp có thương tổn trên da. Và sự kết hợp giữa nano bạc cùng một số thành phần khác như dịch chiết xoan Ấn Độ (neem hay cây sầu đâu), chitosan là cần thiết để mang tới một giải pháp điều trị toàn diện cho bệnh tay chân miệng hiện nay.
Để hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng và được cùng chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc về việc phòng ngừa, điều trị bệnh ở trẻ nhỏ một cách tốt nhất, quý bạn đọc hãy theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến này vào lúc 14h ngày 14/07/2016 tại website: http://tuvansuckhoe24h.com.vn và gửi câu hỏi cho chúng tôi TẠI ĐÂY ngay từ bây giờ. Đừng quên để lại số điện thoại của bạn để có cơ hội nói chuyện trực tiếp với chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trong chương trình giao lưu.
Gel làm sạch & sát khuẩn da Subạc hân hạnh tài trợ chương trình này!
Tuấn Minh (Phụ Nữ Ngày Nay)