Đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi: Người trẻ cũng không được chủ quan!

Thời gian gần đây, liên tiếp các ca đột quỵ xảy ra ở người trẻ tuổi do các thói quen như tắm đêm, thức khuya, hút thuốc lá hoặc ăn uống không lành mạnh. Điều này làm dấy lên lo ngại sự trẻ hóa về độ tuổi của căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi này.

Đột quỵ ở người trẻ tuổi chủ yếu thường là do chủ quan, cụ thể hơn là do máu lên não bị gián đoạn đột ngột dẫn đến các tế bào não bị chết do thiếu oxy. Với trường hợp đột quỵ nhẹ thì có thể xuất hiện những biểu hiện như không nói được, méo miệng, hôn mê, liệt nửa người…Còn nặng hơn có thể nguy cơ dẫn đến tử vong.

1. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi

Ăn uống không lành mạnh

Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thực phẩm ngọt nhiều đường…có nguy cơ khiến mỡ máu tăng cao. Đồng thời những tác nhân này sẽ bám vào thành mạch máu rất dễ khiến gây tắc nghẽn.

Trong khi đó, những thực phẩm trên là một trong những món sở trường của giới trẻ hiện nay và là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi hàng đầu.

Uống nhiều bia rượu

Chất cồn trong rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tăng khả năng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Kết hợp với bia rượu là việc sử dụng đồ nhậu nhiều dầu mỡ, chất béo khiến cho nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng cao.

Làm việc quá sức

Trong môi trường sống hiện đại, giới trẻ có xu hướng theo đuổi công việc cộng với những áp lực, căng thẳng khiến cho huyết áp tăng cao, cơ tim co bóp mạnh. Khi dòng máu chảy về não tăng đột ngột gây nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não.

Tóm lại khi làm việc quá sức sẽ gây những áp lực lớn lên não. Do vậy mà giới trẻ cần phải có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ.

Tình trạng thừa cân

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây nên tình trạng thừa cân ở giới trẻ. Khi cơ thể tiêu thụ lượng thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo thì nguy cơ tăng cân ngày càng cao. Đặc biệt với những người dân văn phòng, do tính chất công việc ít vận động khiến cho cân nặng tăng không kiểm soát dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ.

Lười vận động

Một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do lười vận động. Bởi thế đây là lý do các bác sĩ khuyến cáo người trẻ phải chăm tập thể dục. Hoạt động nhiều khiến cho cơ thể đánh tan mỡ thừa, giải độc cơ thể, giảm mỡ máu và giúp ổn định cân nặng. Vì vậy mà tập thể dục cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi.

Thức khuya nhiều

Với những người trẻ tuổi, do sinh hoạt không hợp lý hay vì tính chất công việc mà phải thức đêm nhiều. Chính điều này khiến cho não không được hồi phục đầy đủ, máu lên não cũng ít hơn. Nếu thức khuya trong thời gian dài gây nên tình trạng thiếu máu lên não và tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi.

2. Những dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi

Triệu chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi thường xảy ra đột ngột và không có những biểu hiện kéo dài. Do vậy nếu không nắm bắt được tình trạng với những dấu hiệu của bệnh thì người bệnh rất dễ bị bỏ qua.

Dấu hiệu biểu hiện trên mặt

Mặt người bị đột quỵ thường có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên sẽ bao gồm biểu hiện thiếu cân xứng, trung nhân hơi lệch sang một bên, miệng méo, nếp mũi má bên yếu sẽ bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh cười, hoặc nói thì sẽ xuất hiện những biểu hiện méo miệng sang một bên.

Dấu hiệu về thị lực

Thị lực giảm, mờ cả hai mắt hoặc một mắt. Tuy nhiên người ngoài rất khó nhận biết những triệu chứng này. Mà chỉ có người bệnh mới cảm nhận thấy nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

Dấu hiệu nhận thức

Người đột quỵ thường có những biểu hiện không nhận thức được, rối loạn trí nhớ, u tai, mắt mờ

Dấu hiệu ở tay

Tay của người bị đột quỵ rất khó cử động, tê mỏi và khó thao tác. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy không thể nhấc chân đi được và đi lại rất khó khăn.

Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ biểu hiện ở thần kinh

Đây là triệu chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi dễ gặp phải nhất. Biểu hiện là đau đầu dữ dội, nhất là những bệnh nhân có tiền sử đau nửa đầu.

3. Cách sơ cứu đột quỵ ở người trẻ tuổi

– Hãy nhanh chóng gọi cho cấp cứu để được hỗ trợ sớm nhất.

– Trường hợp bệnh nhân bị co giật thì cần dùng chiếc đũa bọc giẻ để đặt ngang miệng bệnh nhân tránh bệnh nhân bị cắn lưỡi khi co giật

– Đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang 1 bên tầm 30 – 45 độ và kê cao đầu để dịch từ trong miệng chảy ra bên ngoài tránh ngạt thở.

– Với bệnh nhân có dấu hiệu thở dốc thì cần thở hơi vào miệng. Còn khi bệnh nhân có dấu hiệu tim ngừng đập thì hãy ép tim vào lồng ngực.

Theo HNL – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN