Bệnh phong thấp là gì, đây là bệnh lý khớp phổ biến và còn có tên gọi là viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường xảy ra ở người lớn, gây sưng, nóng, đỏ, đau và mất chức năng nhiều khớp.
- Bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến làm tăng nguy cơ mắc gút
- Rủi ro và lợi ích của yoga với bệnh viêm khớp dạng thấp
- 9 triệu chứng không thể bỏ qua của bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh phong thấp là bệnh nguy hiểm và chưa có biện pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu không trị bệnh phong thấp kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như gây ra tàn tật vĩnh viễn và mất sức lao động.
Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu một vài thông tin và các biện pháp chữa bệnh phong thấp qua bài viết dưới đây:
1. Bệnh phong thấp là gì?
Nhiều người đưa ra câu hỏi, bệnh phong thấp là gì? Thực tế, bệnh phong thấp là tên gọi dân gian của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Phong thấp là một bệnh lý về viêm khớp và bệnh có thể xảy ra do tình trạng rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, bệnh không có yếu tố lây nhiễm cho người khác. Biểu hiện của bệnh phong thấp dạng thấp là đau, sưng, đỏ và cứng khớp.
Không chỉ vậy, bệnh còn gây ra nhiều ảnh hưởng tới những bộ phận khác của cơ thể như phổi, tim, mạch máu hay da, mắt và dây thần kinh.
Đối tượng thường gặp bệnh phong thấp dạng thấp là người cao tuổi, độ tuổi khởi phát bệnh thường từ 30 đến 50 tuổi. Phụ nữ bị bệnh nhiều gấp đôi so với nam giới. Do bệnh diễn ra phức tạp, nặng nề nên cần được phát hiện sớm và nhận điều trị kịp thời.
Đối tượng thường gặp bệnh phong thấp dạng thấp là người cao tuổi, độ tuổi khởi phát bệnh thường từ 30 đến 50 tuổi – Ảnh Internet
– Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp:
Nguyên nhân khiến bệnh phong thấp dạng thấp xảy ra đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác. Tuy nhiên, có một vài yếu tố có thể liên quan như yếu tố di truyền và môi trường.
Hệ miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, vì một số rối loạn nào đó chúng lại tấn công lớp màng khớp. Việc này dẫn đến tình trạng viêm khớp và phá hủy khớp.
Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây bệnh phong thấp qua bài viết: Tổng hợp 10 nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.
2. Bệnh phong thấp có chữa được không? Trị bệnh phong thấp bằng cách nào?
Tổn thương và khớp xuất hiện sau khởi phát bệnh chỉ vài tuần sau đó. Vì thế, cần phát hiện bệnh sớm để bác sĩ lên kế hoạch điều trị kiểm soát bệnh và giảm tốc độ diễn tiến của bệnh.
Thực tế, hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào trị bệnh phong thấp khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, mục tiêu để điều trị bệnh phong thấp là giúp người bệnh cải thiện và giảm các triệu chứng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, các cách chữa bệnh phong thấp như điều trị bằng thuốc, phẫu thuật và phục hồi chức năng.
2.1. Cách chữa bệnh phong thấp bằng thuốc
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh phong thấp mà người bệnh mắc phải cũng như mức độ và thời gian mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Người bệnh phong thấp có thể được điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ giúp giảm các triệu chứng bệnh – Ảnh Internet
– Sử dụng thuốc NSAIDs, đây là loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid với mục tiêu giảm đau và kháng viêm. Một số loại thuốc phổ biến là Aspirin, Diclofenac, Meloxiccam, Celecoxib cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy thận cấp.
– Thuốc Corticoid, loại thuốc này có tác dụng giúp người bệnh phong thấp giảm đau và viêm, làm chậm tổn thương khớp. Những loại thuốc thường dùng: prednisone, methylprednisone.
Khi sử dụng thuốc Corticoid trị bệnh phong thấp có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương, rối loạn đường huyết.
– Thuốc ức chế hệ miễn dịch, thuốc này được sử dụng với mục đích làm chậm tiến triển của bệnh. Trong khi đó, thuốc còn đem lại hiệu quả bảo vệ khớp và phòng ngừa bệnh gây ra tàn phế. Có một số loại thuốc hay gặp như: Methotrexate, Hydroxyhloroquine, Rituximab,….
2.2. Điều trị bệnh phong thấp bằng biện pháp phẫu thuật và phục hồi chức năng
– Biện pháp phẫu thuật:
Điều trị phong thấp dạng thấp bằng phẫu thuật với mục đích sửa chữa các khớp bị hư hỏng và xảy ra biến dạng nặng nề – Ảnh Internet
Đối với một số trường hợp, người bệnh có thể xem xét phẫu thuật để trị bệnh phong thấp với mục đích sửa chữa các khớp hư hỏng và biến dạng nặng nề. Ngoài ra, các biện pháp phẫu thuật có thể như thay khớp, cắt bao khớp hoặc chỉnh trục khớp,…
– Phục hồi chức năng:
Phục hồi chức năng cho người bị phong thấp bằng vật lý trị liệu. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn các bài tập để bảo vệ khớp. Những bài tập này có tác dụng chống co rút, dính khớp hay teo cơ ở người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh còn cần một số biện pháp chườm nóng, siêu âm hoặc sóng ngắn hồng ngoại cũng có thể đem lại tác dụng hiệu quả trong việc giảm viêm và bảo vệ khớp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tiến triển kéo dài suốt cuộc đời và có thể làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, chủ động thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe giúp người bệnh đối phó và vượt qua được một số khía cạnh khó khăn hơn của bệnh phong thấp gây ra.
Ngoài các cách trị bệnh phong thấp bằng thuốc, phẫu thuật hay phục hồi chức năng cho người bệnh phong thấp thì người bệnh có thể tập thể dục đem lại tác dụng giúp cải thiện khả năng vận động và duy trì phạm vi vận động tốt hơn.
Theo Nguyễn Hiền – phunuvietnam.vn