Theo WHO, lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày chỉ nên ở mức khoảng 35g, tuy nhiên chỉ cần tiêu thụ 4g tinh bột đã tương đương 0.5g đường.
- 5 thói quen đơn giản giúp thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn
- Những tác hại của việc ngủ nhiều
- Những dấu hiệu chứng minh sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề
Tiêu thụ lượng lớn đồ ngọt, đường trong chế độ ăn uống hàng ngày làm các tế bào miễn dịch tiết ra chất gây viêm trong máu, phá vỡ các liên kết. Một loạt các phản ứng sinh hóa như vậy diễn ra trong thời gian dài dẫn đến viêm khớp, đục thủy tinh tể, ảnh hưởng tim mạch… Đây cũng là lý do khiến nhức mỏi cơ bắp, sưng phù…
Đường có khả năng giải phóng dopamine – hormone hạnh phúc khiến cơ thể hưng phấn, tạo tâm trạng tốt. Đường cũng đánh lừa, khiến não bộ xem đồ ngọt như một phần thưởng, nên càng ăn ngọt bạn lại càng thấy thèm ăn hơn. Bên cạnh đó đường được xử lý rất nhanh, khiến bạn nhanh thấy đói, đồng thời không chứa bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào nên không tạo cảm giác no bụng.
Khi ăn đồ ngọt, tuyến tụy sản sinh ra insulin giúp đưa glucose đến các tế bào khiến cơ thể có cảm giác tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, khi chu kỳ này kết thúc, cơ thể cũng có xu hướng giảm năng lượng, thay đổi tâm trạng nhanh chóng, dễ hình thành cảm giác thèm ăn thêm đồ ngọt. Để duy trì năng lượng bạn nên tiêu thụ chất béo lành mạnh hoặc protein, chất xơ.
Đồ ngọt cũng làm cho nồng độ insulin tăng đột biến, tạo ra quá trình glycation, ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành sợi collagen, phá vỡ cấu trúc da, làm da mất độ đàn hồi và còn gây viêm, kéo theo các bệnh da liễu. Điều đó cũng có nghĩa chế độ ăn nhiều đường ngọt sẽ khiến tình trạng mụn thêm phức tạp.
Tăng cân là dấu hiệu rõ nhất của việc ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, kem… Đặc biệt, đường làm tăng khả năng sản xuất insulin, khiến chất béo tích tụ nhiều nhất ở vùng bụng dưới – một trong những vị trí khó giảm mỡ nhất nhì trên cơ thể.
Thực phẩm ngọt tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sống và phát triển trong khoang miệng, gây sâu răng, hỏng men răng, làm hơi thở kém thơm tho.
Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt cũng làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C mà cơ thể dùng để chống lại cảm cúm có cấu trúc tương đương glucose, thay vì tìm kiếm và kết nối với vitamin C, hệ miễn dịch lại sử dụng glucose khiến việc chống lại bệnh tật không còn hiệu quả. Hãy cắt giảm dần lượng đồ ngọt và khi có nguy cơ cảm cúm hãy tăng cường trái cây tươi, rau xanh giàu vitamin C, E để bảo vệ sức khỏe.
Theo Duk Sun – ngoisao.net