Lão hoá tự nhiên là một trong các yếu tố khiến trí thông minh suy giảm. Tuy nhiên, nhiều thói quen bạn đang lặp đi lặp lại hàng ngày cũng khiến quá trình này được đẩy nhanh hơn rất nhiều!

Khi não bị lão hoá, trí thông minh suy giảm là điều khó tránh khỏi. Khi trí thông minh suy giảm, trí nhớ dần bị bào mòn thì khả năng tư duy cũng như nhận thức sẽ trở nên kém hơn – đây là biểu hiện phổ biến của những người mắc Alzheimer.

Những thói quen trì trệ mà bạn thực hiện hàng ngày cũng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình lão hoá não này. Dưới đây là 5 thói quen mà nhiều người đang làm hàng ngày khiến trí thông minh suy giảm nhanh chóng:

1. Ngồi lâu một chỗ

Nếu so sánh một người thường xuyên hoạt động với một người có thói quen ở lỳ một chỗ và không vận động cơ thể bạn có thể nhận ra sự trì trệ ở nhóm người phía sau. Những người có thói quen ngồi quá lâu ở một chỗ có thể kể đến nhiều nhất là dân văn phòng.

Nhóm người này thường xuyên gặp phải các vấn đề sức khoẻ liên quan tới vai, cổ, lưng, thắt lưng và thậm chí là cả chân và tay.

thinkstockphotos-478262468-100638927-large-16015463555261112772255-1601604570800-16016045712341185762637 Ngồi lâu một chỗ khiến cơ thể ì ạch và trí thông minh suy giảm (Ảnh: Internet)

Lười vận động không chỉ khiến bạn gặp các tình trạng kể trên mà còn khiến trí thông minh suy giảm, khiến sa sút trí nhớ. Đặc biệt là khi thói quen này có tác động tới những khu vực lưu giữ các thông tin trong não một người trưởng thành. Hay nói cách khác, tần suất vận động có liên quan mật thiết tới khả năng lưu trữ thông tin trong não.

2. Giờ giấc sinh hoạt rối loạn, thiếu ngủ khiến trí thông minh suy giảm

Một giấc ngủ chất lượng, đúng cách sẽ giúp cơ thể phục hồi chức năng hiệu quả. Ngược lại, khi bạn ngủ ít, thức khuya thường xuyên sẽ khiến các cơ quan và mô trong cơ thể bị lão hoá nhanh hơn, hay nói cách khác, trí thông minh suy giảm từ đây…

mat-ngu-152836351122467033913-1601604573348-16016045736651855453850 Thức khuya, thiếu ngủ khiến cơ thể lão hoá nhanh (Ảnh: Internet)

Trong một nghiên cứu của trường y Đại học quốc gia Singapore với những nhóm người có thời gian ngủ khác nhau. Các nhà khoa học sẽ tiến hành chụp não, đánh giá tố chất tâm lý học thần kinh của nhóm người này.

Kết quả cho thấy, ở nhóm người có thời gian ngủ ít hơn đều có não thất trái bị giãn to cùng với nhận thức sa sút.

3. Có thói quen hút thuốc

Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ), những người có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị bệnh Alzheimer cao gấp 2 lần so với nhóm không hút thuốc lá. Thậm chí, hút thuốc lá thụ động cũng không làm nguy cơ này giảm xuống là bao.

4519afamily-15776232980901689352082-1601604576939-1601604577804219923040 Hút thuốc lá thường xuyên khiến nguy cơ bị Alzheimer tăng gấp 2 lần (Ảnh: Internet)

4. Uống nhiều rượu bia quá mức

Nếu như thói quen uống rượu bia điều độ rất tố cho việc tuần hoàn não thì việc uống rượu bia quá nhiều, vượt ngưỡng cho phép có thể khiến bạn đối mặt với nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có trí thông minh suy giảm.

1577107820-6132-only-15768030311431296595185-1584000461069364681513-1601604580970-1601604581337146192254 Rượu bia tác động xấu lên hệ thần kinh nếu uống quá nhiều (Ảnh: Internet)

Trong một thử nghiệm về tác hại của rượu bia lên hệ thần kinh được thực hiện trên động vật cho thấy, quá trình mà tế bào thần kinh sinh sản ra ở động vật cho uống nhiều chất có cồn bị suy giảm tới 40%!

Một nghiên cứu về lạm dụng rượu bia của Đại học Rutgers (Mỹ) cho biết, quá trình học tập hay trí nhớ của bạn sẽ bị suy giảm nếu như liên tục lạm dụng rượu bia trong thời gian dài.

5. Stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Ở những người bị stress, căng thẳng, mệt mỏi với các mức độ khác nhau sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khác nhau. Cụ thể theo số liệu được công bố trên Tạp chí Sức khoẻ tâm thần của người cao tuổi ở Mỹ như sau:

– Với nhóm người có mức độ stress nhẹ thì nguy cơ mắc Alzheimer ở mức 33% so với nhóm bình thường

young-woman-in-office-hand-to-forehead-768-15845267517301847826444-1601604583421-16016045836991285216465 Stress có mối quan hệ mật thiết tới nguy cơ suy giảm trí nhớ (Ảnh: Internet)

– Với nhóm người có mức độ stress trung bình thì nguy cơ mắc Alzheimer ở mức 78% so với nhóm bình thường

– Với nhóm người có mức độ stress cao thì nguy cơ mắc Alzheimer ở mức 135% so với nhóm bình thường.

Do đó, để cho bản thân chịu đựng nhiều áp lực không chỉ gây hại cho sức khỏe tâm thần mà còn ảnh hưởng lớn tới việc duy trì một bộ não thông minh.

Theo Kim Phụng – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN