Nhờ kinh nghiệm nghiên cứu hơn 60 năm về ung thư, ở tuổi 91 nhưng nhà khoa học Sun Yan (Trung Quốc) vẫn rất mạnh khỏe, minh mẫn. Ông chia sẻ 4 yếu tố gây ung thư và 4 biện pháp phòng, tránh hiệu quả mà ông đã áp dụng.
- 4 loại thực phẩm tốt nhất không nên để qua đêm để tránh mắc ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác
- Cách ăn uống giúp phòng ngừa ung thư
- Nấu ăn mùa nắng nóng nhớ hạn chế những thực phẩm này để bảo vệ gan
Có thể nói, nhà khoa học, viện sĩ hàn lâm Sun Yan là một trong những người đi tiên phong trên con đường nghiên cứu để điều trị ung thư tại Trung Quốc, đến nay, ông đã có hơn 60 năm kinh nghiệm. Ở tuổi 91 tuổi, so với những người cùng tuổi, ông Yan vẫn rất mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng khi phát biểu tại các cuộc họp chia sẻ kiến thức về ung thư. Ông thường nói đùa với những người xung quanh rằng ông còn rất trẻ, sinh cuối những năm 80.
Ông tự tin nói rằng nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xảy ra với mình, nó sớm có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Điều này là bởi ông luôn tin vào câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chữa bệnh sớm tốt hơn chữa bệnh muộn”.
Nhà khoa học Sun Yan (91 tuổi, Trung Quốc) là một trong những người đi tiên phong trong nghiên cứu điều trị ung thư.
Ông Yan trả lời phỏng vấn trên đài CCTV của Trung Quốc.
Mới đây, trên cuộc phỏng vấn phát trên truyền hình CCTV của Trung Quốc, ông Sun đã chia sẻ bí quyết sống khỏe, sống lâu của mình và một số lời khuyên để phòng, chống ung thư trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
4 yếu tố gây ung thư được tóm tắt bởi nhà nghiên cứu Sun Yan
1. Thói quen xấu trong ăn uống
Theo thống kê, khoảng một nửa số bệnh ung thư có liên quan đến thói quen sinh hoạt xấu, đặc biệt là trong chế độ ăn uống, nếu bạn thường ăn một số thực phẩm giàu calo, chất béo cao, dễ gây béo phì. Thực tế, giữa béo phì và nhiều loại ung thư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Một số loại thực phẩm có nguy cơ ung thư cũng nên tránh ăn thường xuyên như như cá muối, dưa chua… Bởi trong chúng có nhiều thành phần nitrit, dưới tác dụng của axit dạ dày, nó sẽ phản ứng với protein để tạo ra nitrosamine gây ung thư, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư như ung thư thực quản, ung thư đường ruột và ung thư dạ dày…
Ngoài ra, những thói quen xấu trong ăn uống như ăn quá nhanh hoặc ăn đồ quá nóng cũng làm tăng nguy cơ ung thư, nguy cơ mắc ung thư thực quản rất cao.
Bên cạnh thói quen ăn uống, một số thói quen xấu trong cuộc sống cũng là tăng nguy cơ gây ung thư cho cơ thể. Chẳng hạn như thức khuya, nếu phụ nữ thức khuya trong thời gian dài, nguy cơ ung thư vú có thể tăng đến 47%, bởi việc làm này có thể làm giảm sự tiết chất melatonin ức chế vú.
Nghiện rượu cũng có thể thúc đẩy sự hấp thụ các chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác..
2. Chất gây ung thư sinh học
Các chất gây ung thư sinh học chủ yếu bao gồm virus, nấm mốc và vi khuẩn.
– Virus: Chẳng hạn như papillomavirus ở người liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của ung thư cổ tử cung, ung thư lưỡi, ung thư thanh quản, ung thư da và các bệnh ung thư khác. Virus viêm gan B và virus viêm gan C là nguyên nhân chính gây ung thư gan. HIV thường gây ra ung thư hạch và bệnh bạch cầu.
– Nấm mốc: Phổ biến nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus Vers có thể tạo ra aflatoxin – chất gây ung thư hàng đầu, tạo ra ung thư gan; chất chuyển hóa Fusarium và nitrosamine – nguyên nhân chính dẫn đến ung thư thực quản.
– Vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có mối quan hệ nhất định với viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày.
– Một số chất gây ung thư sinh học khác: Schistosomzheim japonicum có thể gây ung thư ruột kết và trực tràng, bệnh sán máng có thể gây ung thư bàng quang…
3. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm ngoài trời và ô nhiễm trong nhà. Trước đây chủ yếu là do khí thải công nghiệp, khí thải ô tô… Tuy nhiên, ngày này chúng ta phải tính đến cả những nguồn ô nhiễm xuất phát ngày trong căn nhà của mình như khói nhà bếp, các hoạt động trang trí trong nhà, khói thuốc… Dù bằng cách nào, tiếp xúc thường xuyên với các nguồn này có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi và các bệnh ung thư khác.
4. Hút thuốc
Khói có chứa nhiều chất gây ung thư, bao gồm hydrocarbon thơm đa vòng, hợp chất thơm ammonized, nitrosamine… Chúng đều là thủ phạm dẫn đến một loạt bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung, ung thư vú. Do đó, mọi người được khuyên nên bỏ thuốc vì sức khỏe của bản thân và gia đình.
Để ngăn ngừa ung thư, ngoài việc tránh các yếu tố gây bệnh nêu trên, nhà nghiên cứu Sun Yan cũng phân tích một số biện pháp đối phó chúng ta có thể thực hiện.
“Đơn thuốc chống ung thư” của nhà nghiên cứu Sun Yan
1. Thà đói bụng còn hơn ăn quá no
Có một câu nói là “Tôi thà đói còn hơn no, gầy hơn béo”, điều này là bởi béo phì và ung thư đường ruột, ung thư thận, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và các bệnh ung thư khác có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, nếu bạn ăn nhiều chất béo, thịt rán, thịt đỏ và các thực phẩm khác mà không có sự kiểm soát, nguy cơ ung thư sẽ tăng lên.
Ông Yan chia sẻ phương pháp giảm cân của riêng mình: “Tôi sợ mình không chịu nổi sự cám dỗ của thức ăn, cho nên để tránh ăn nhiều hơn, khi tôi thấy bắt đầu no bụng, tôi sẽ rời khỏi bàn ăn ngay. Việc trò chuyện với mọi người ở bàn ăn sẽ khiến bạn thèm ăn thêm món này, món kia nữa”.
2. Kiểm tra y tế hàng năm
“Thời điểm điều trị ung thư là rất quan trọng, vì vậy tôi khuyên bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm”, ông Yan chia sẻ. Ông từng làm việc tại Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc trong hơn 50 năm.
Ở thời điểm ấy, cứ 60 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú thì 57 được chữa khỏi. Điều này là nhờ việc bệnh được phát hiện sớm và bệnh nhân tích cực hợp tác điều trị.
3. Kiểm soát tổn thương tiền ung thư
Sự phát triển của ung thư đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài, nó không thể xuất hiện ngay mà thường trải qua 3 quá trình: các tổn thương tiền ung thư, ung thư biểu mô tại chỗ và ung thư xâm lấn.
Chúng ta cần tập trung vào giai đoạn các tổn thương tiền ung thư. Các tổn thương tiền ung thư thường gặp bao gồm bạch cầu niêm mạc, nhiều polyp đại tràng, viêm dạ dày teo mạn tính, viêm cổ tử cung mãn tính và nevus nối. Đây là giai đoạn rất dễ hình thành ung thư nhưng nếu chúng ta có thể chú ý đến các tổn thương tiền ung thư và xử lý kịp thời, có thể giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư.
4. Học cách tận hưởng cuộc sống
Ông Sun chia sẻ ông có rất nhiều bệnh nhân khi biết mình có nguy cơ hoặc bị ung thư đều trở nên căng thẳng, trầm cảm lâu dài, lo lắng quá mức. Những cảm xúc tiêu cực này có thể khiến cơ thể tạo ra phản ứng căng thẳng, làm giảm khả năng miễn dịch và tạo cơ hội cho các tế bào ung thư. Để ngăn ngừa ung thư, điều quan trọng là duy trì trạng thái cân bằng của tâm trí.
Tham khảo thêm tại The Health, QQ, CDC, WHO
Pem (Theo Tổ Quốc)