Có rất nhiều chị em hay gặp phải cảnh thường xuyên cảm thấy đói và đói cồn cào dù vừa mới kết thúc bữa ăn chính được một lúc. Cơn đói khiến cho các nàng lại“lao vào đồ ăn”một cách thiếu kiểm soát và cân nặng vì thế tăng theo vùn vụt. Lý do từ đâu?
- Mẹo giúp bạn ăn ít trong các buổi tiệc để giảm cân
- 8 quy tắc bạn cần thuộc nằm lòng khi giảm cân
- Những thực phẩm giúp bạn giảm cân hiệu quả
Ăn nhiều chất béo
Trong cơ thể chúng ta tồn tại một loại hormone có tên gọi leptin. Loại hormone này có vai trò kiểm soát cơn đói cho cơ thể bằng cách “ngăn chặn” tín hiệu đói truyền lên não và gây ức chế sự thèm ăn. Nói cho dễ hiểu tức leptin như một “công tắc báo động” cơ thể đã ở trạng thái no, không cần ăn nữa. Leptin cũng được giải phóng khi cơ thể phải tiêu thu nhiều chất béo. Những người bị béo phì hoặc trong cơ thể tồn tại lượng chất béo quá tải sẽ đồng nghĩa với việc dư thừa leptin. Và khi đó, cơ quan vùng não bị tổn thương gây nên tình trạng “kháng leptin”, tức không còn khả năng nhận biết tình trạng no đủ của cơ thể. Và thế là bạn cứ thấy đói và thèm ăn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn rằng chỉ nên tiêu thụ 25% chất béo trên tổng khẩu phần ăn mỗi ngày của bạn
Uống nhiều nước ngọt
Theo nghiên cứu từĐại học Yale, Hoa Kỳ được thực hiện trên 20 người thường xuyên dùng thức uống chứa đường, trong đó chủ yếu là nước ngọt (có chứa hàm lượng lớn đường fructose- loại đường đơn chứa nhiều trong trái cây, nước ngọt, bánh kẹo và các nước trái cây đóng hộp). Kết quả chụp cộng hưởng từ não (MRI) cho thấy lưu lượng máuhoạt động bị giảm đáng kể tại nơi vùng đồi não (khu vực điều chỉnh sự thèm ăn). Hơn nữa, những người thường xuyên uống nước ngọt, ăn bánh kẹo hoặc trái câydo chứa nhiều đường fructose hấp thu vào cơ thể sẽ có cảm giác mau đói hơn những người khác. Một số nghiên cứu giá trị khác cũng cho thấy đường fructose có thể đánh lừa não bộ, kích sự thèm ăn ngay cả khi dạ dày đang no.
Ăn quá nhanh
Khi bạn tiêu thụ thức ăn, bộ não cần thời gian khoảng 20 phút mới có thể bắt kịp với tình trạng dạ dày. Điều này có nghĩa để leptin gửi tín hiệu cho não, báo rằng bạn đang no và không cần ăn nữa, chỉ diễn ra bắt đầu từ sau khi bạn ăn được 20 phút chứ không phải ăn vào thấy no ngay. Và vì thế, nếu bạn ăn nhanh, thời gian báo no sẽ chênh lệch theo hướng tăng dần. Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp não bộ nhận biết trạng thái no được lâu hơn và còn tốt cho hệ tiêu hóa của bạn không phải làm việc quá vất vả trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Mỗi bữa ăn nên kéo dài ít nhất 30 phút để não bộ nhận được các phản ứng chính xác nhất. Nếu đã ăn một bữa thịnh soạn mà bạn vẫn còn thấy đói, hãy uống một ít nước và nghỉ ngơi thay vì ăn tiếp.
Thiếu ngủ trầm trọng
Thiếu ngủ và đói bụng, thoạt nghe có vẻ không liên quan gì đến nhau nhưng với những kết quả thu được từ thực nghiệm của các chuyên gia dinh dưỡng, sẽ thật bất ngờ với kết luận “nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn có nguy cơ đối diện tình trạng cân nặng tăng vọt”. Đó là do độ dài giấc ngủ của bạn có sự tham gia điều tiết hai loại hormone trái ngược leptin và grelin. Nếu leptin là “chuyên gia báo no”, grelin lại có vai trò “xúi ăn” khi nó kích thích sự ngon miệng và “động viên” cảm giác thèm ăn của bạn. Khi bạn thiếu ngủ, leptin trong máu hạ xuống và grelin lại “thừa dịp” tăng dần lên. Đó là nguyên nhân khi bạn càng thiếu ngủ, bạn sẽ lại thèm ăn, ăn nhiều và béo lên nhanh chóng.
Để cân bằng lượng leptin, phải làm gì?
“Báo động” cơ thể bị kháng leptin
|
Phụ Nữ Ngày Nay