Bỏ túi những bí kíp xử lý vết thương hở, vết bỏng… dưới đây sẽ giúp vết thương của bạn nhanh chóng hồi phục, không bị nhiễm trùng và hạn chế tối đa việc hình thành sẹo.
Bột cà phê
Khi bạn bị thương hãy lấy ngay một chút bột cà phê nguyên chất áp bột lên vết thương để cầm máu. Cà phê có tác dụng làm se và đóng miệng vết thương nhanh. Đắp bột cà phê nguyên chất lên vết thương ba lần mỗi ngày. Cà phê vừa có công dụng khử trùng, kháng khuẩn, lại vừa cầm máu rất hiệu nghiệm
Nghệ
Tương tự như bột cà phê, bạn có thể đắp bột nghệ lên các vết thương hở để cầm máu. Nghệ không chỉ giúp cầm máu trong vài phút, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm lành vết thương nhanh mà còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình liền da, không để lại sẹo. Bạn chỉ cần giã nát củ nghệ tươi, đắp lên vết thương thường xuyên hàng ngày.
Khoai tây
Khi bị phỏng nhẹ, bạn hãy cắt lát khoai tây sống và thoa lên chỗ bị phỏng. Vết thương được chữa lành bằng đặc tính kháng đau rát và làm dịu của khoai tây. Bạn hãy thoa đều chỗ bị phỏng trong vòng 15 phút, và sử dụng phương pháp này càng sớm càng tốt sau khi bị phỏng để có được kết quả tốt nhất.
Mật ong
Mật ong với tính chống viêm, kháng khuẩn sẽ giúp da không nhiễm trùng và vết bỏng không bị lan rộng, nhanh liền sẹo. Sau khi bị phỏng, bạn hãy sử dụng một miếng băng và thoa mật ong vào, đắp lên vùng da bị phỏng. Bạn nên để ít nhất vài giờ và sau đó thay băng 3 – 4 lần mỗi ngày. Lưu ý nên dùng mật ong chế biến riêng cho mục đích y dược, được lọc và khử trùng vì mật ong dùng làm thực phẩm được bán đại trà thường chứa phấn hoa, vi khuẩn có thể nhiễm trùng vết thương.
Giấm
Với đặc tính khử trùng của mình, giấm rất hữu ích trong việc chữa phỏng nhẹ và nhiễm trùng. Bạn pha loãng giấm với nước, rửa sạch vết bỏng bằng nước giấm đã pha loãng. Sau đó bạn quấn băng vùng da bị phỏng bằng khăn mềm đã được ngâm trong giấm. Sau khoảng 2 – 3 giờ thì thay băng.
Nha đam
Cây nha đam có thể chữa vết bỏng ngay tại nhà và đem lại hiệu quả bất ngờ. Sau khi rửa sạch vết bỏng bằng nước lạnh hoặc giấm pha loãng, bạn cắt vài miếng nha đam, lấy dịch nhờn trong lá đắp trực tiếp thịt nha đam lên vùng da bị bỏng, giữ nguyên trong khoảng thời gian 30 phút, sau đó mới rửa sạch với nước. Nha đam có tác dụng giảm đau, làm se mặt sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, sáng và tối cho đến khi nào triệu chứng sưng và đỏ giảm bớt. Nếu không có sẵn lá nha đam ở nhà, bạn có thể thoa các loại kem có chứa nha đam.
Lòng trắng trứng
Sau khi rửa sạch vết bỏng, bạn có thể dùng lòng trắng trứng gà, mỗi lần đắp bạn chỉ cần 1 quả trứng gà, đập vào chén, Đắp trực tiếp lên vùng da bị bỏng, giữ yên trong 10 phút rồi hãy rửa sạch với nước. Lòng trắng trứng sẽ giúp vết thương giảm đau rát và hạn chế da bị phồng rộp. Mỗi ngày bạn nên áp dụng 4 lần để đem lại hiệu quả cao nhất
Dầu dừa và nước chanh
Nếu kết hợp vimatin E và chất béo trong dầu dừa với vài giọt nước chanh, bạn sẽ có hỗn hợp chữa vết bỏng hiệu quả với khả năng kháng viêm, giảm đau tại chỗ. Thêm vào đó, axit trong nước cốt chanh có thể làm mờ vết sẹo hiệu quả.
Don Na
Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn