Bí quyết cải thiện chứng mất ngủ

Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, giảm stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Vậy phải làm thế nào để cải thiện chứng mất ngủ và tăng cường sức khoẻ?

Close-up of alarm clock on night table

ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ

Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ không ít người, đặc biệt là người lớn tuổi do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên dễ mắc chứng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng sinh hoạt hàng ngày. Khi cơ thể tự điều chỉnh, khắc phục được trong thời gian ngắn thì không thành vấn đề, nhưng nếu để tình trạnh này kéo dài mà không có biện pháp xử trí can thiệp phù hợp có thể gây nên những nguy hại đối với sức khỏe.

Rối loạn tâm lý

Thiếu ngủ thường xuyên, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khoẻ tâm thần như trầm cảm, tự kỷ… ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoàn thiện của hệ thần kinh. Vì khi bị mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc thì các sóng điện não cùng chất xám và khả năng phân tích hình ảnh cũng như cảm xúc trở nên rối loạn và sau đó giảm mạnh xuống, gây cản trở não thực hiện các chức năng khác, làm mất khả năng trung lập hóa vấn đề và khiến mọi thứ đều trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng cáu gắt và nổi nóng của người bị mất ngủ tăng cao.

sleep-deprived-woman-brain-1506314347935

Suy giảm trí nhớ

Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ. Giấc ngủ đủ là thời gian phục hồi lại sức lực. Thiếu ngủ gây thiếu máu lên não dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động, thiếu minh mẫn và hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực trong cuộc sống.

Làm tăng huyết áp

Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây căng thẳng vào ban đêm và căng thẳng này cũng gây hại như bất kỳ căng thẳng khác xảy ra trong ngày. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não và đột quỵ rất nguy hiểm.

Gây bệnh tiểu đường

Thiếu ngủ khiến cho cơ thể bị mất cân bằng insulin, dây dẫn của glucose đến các cấu trúc tế bào để duy trì lượng đường huyết. Nếu lượng insulin trong cơ thể giảm xuống sẽ bị hạ đường huyết và có ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh tiểu đường.

Nguy cơ bị ung thư

Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư, do hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế rất nhiều.

CWGFP4 Portrait of stressed woman having head pain

Ảnh hưởng đến làn da

Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể không sản sinh ra hormone sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormone căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể làm tăng tình trạng viêm do mụn, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm. Thiếu ngủ ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ da tự nhiên, làm khô da và làm tăng độ nhạy cảm trên da. Từ đó mà lớp biểu bì trở nên yếu và khả năng tự bảo vệ rất kém, nhất là kho phải tiếp xúc với hoá chất độc hại và ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Tăng cân, béo phì

Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ khi ngủ nhiều mới gây béo phì nhưng trên thực tế, những người thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc có nguy cơ tăng cân rõ rệt. Nguyên nhân là do khi bị thiếu ngủ, mất ngủ sẽ khiến cho cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến các cơ quan trong cơ thể kém hoạt động và lương calo không thể tiêu hao, mỡ thừa tích tụ. Thêm vào đó, nhiều người khi thức đêm, khó ngủ ít vận động nhưng lại có thói quen ăn vặt nhiều dẫn đến bị thừa cân, béo phì

ĐIỀU TRỊ VÀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ

Một giấc ngủ ngon là điều vô cùng cần thiết không chỉ làm hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc mệt nhọc, giúp tinh thần bạn minh mẫn sảng khoái hơn, hạn chế được stress kéo dài và những cơn nóng giận vô cớ, mà còn là khoảng thời gian giúp cơ thể và các tế bào được tái tạo và nghỉ ngơi. Do đó hãy đảm bảo ngủ được từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

Tình trạng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ có thể được xem là một loại bệnh lý, trên thực tế tùy theo nguyên nhân tác động ảnh hưởng mà xem xét việc điều trị bằng các biện pháp khác nhau.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ, tuy nhiên, không nên tập thể dục gần sát với giờ đi ngủ, vì nó sẽ “đánh thức” các cơ quan nội tạng trong cơ thể dậy và gây khó ngủ, tốt nhất là cách 3 – 4 giờ để cơ thể có thể chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng.

khong-ngu-duoc-buoi-trua-co-phai-bi-mat-ngu

Giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài chừng 15 – 30 phút. Vì nếu ngủ quá nhiều vào giữa ngà sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ vào ban đêm.

Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thậm chí cả ngày lễ hay nghỉ cuối tuần, vì nó sẽ làm cơ thể bạn thích nghi với một khung giờ nhất định, giúp ngủ ngon và thời gian ngủ đảm bảo.

Đảm bảo thói quen sinh hoạt lành mạnh, môi trường xung quanh tạo sự thoải mái nhất cho bạn: nhiệt độ, ánh sáng và tiếng ồn đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ăn uống các thực phẩm giúp ngủ ngon như: uống nước chuối quế, tim sen, lá vông, mật ong, gừng…

Thumb

Tác dụng của caffein được cho kéo dài đến nhiều giờ, vì vậy hãy tránh xa các chất kích thích chứa caffeine vào buổi tối và đêm khuya.

Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, vì những hoạt động này có thể khiến bạn nhức đầu, căng mắt và dẫn đến tình trạng khó ngủ, thói quen lâu dần sẽ trở thành mất ngủ kéo dài.

Ăn tối muộn hoặc ăn nhẹ thường kích hoạt hệ tiêu hóa làm việc, đây cũng là nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ.

Kim Bình

Trong một số các trường hợp, có thể dùng những loại thuốc ngủ, thuốc an thần theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa; người bị mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần khi chưa có ý kiến tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc có chứa chất gây ức chế hoạt động não, khi sử dụng nhiều (4 – 6 tuần) sẽ gây rối loạn vận động và hàng loạt tác hại cho sức khỏe. 

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN