Hiện nay, bệnh xương khớp rất nhiều khoảng 35% dân số và tới 70% trong đó là những người từ 50 – 70 tuổi. Tuy nhiên, bệnh xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa 27 – 30 tuổi nhiều người mắc bệnh này và tình trạng này ngày càng gia tăng do chế độ làm việc và sinh hoạt không hợp lý như làm việc quá lâu bên máy vi tính mà không vận động, hay bị béo phì…
- Hỏi và đáp về bệnh viêm khớp dạng thấp
- Tác hại của viêm thanh quả
- Hỏi và đáp về bệnh viêm thanh quản
Việt Nam là nước đang phát triển nên đời sống người dân vẫn chủ yếu là lao động chân tay nhiều, nặng nhọc điều này dẫn tới các bệnh về xương khớp rất phổ biến. Thêm vào đó , với khí hậu khắc nghiệt mùa hè rất oi nóng, mùa đông giá rét là yếu tố thuận lợi gây nên những bệnh nhân xương khớp biểu hiện rõ rệt là:tê bì chân tay, cử động thấy các khớp xương đau nhói, vướng vúi, mất cảm giác linh hoạt, khéo léo,… nguyên nhân dẫn tới bệnh như mang vác nặng, lao động nặng, ngồi lâu, ngồi sai tư thế, hậu quả của tuổi tác và sự ăn mòn khớp theo thời gian, ngoài ra chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa đảm bảo không đủ các chất khoáng, canxi …. Bệnh xương khớp không được điều trị sớm có thể gây biến chứng rất nặng nề về sau như tê lệt chân tay, suy nhược cơ thể, biến dạng xương khớp dẫn tới di chuyển sinh hoạt khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp bị teo cơ, bị liệt. Các bệnh cơ xương khớp thường gặp: thoái hóa khớp,viêm đa khớp dạng thấp,vôi hóa-thoái hóa cột sống,gai đôi,dính cột sống…vv
I. NGUYÊN NHÂN BỆNH VỀ CƠ XƯƠNG KHỚP
Mỗi bệnh có những nguyên nhân đặc trưng riêng, xong có những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh xương khớp :
1. Hậu quả của tuổi tác: sự mài mòn của các khớp theo thời gian, những người cao tuổi hiện tượng lão hóa diễn ra dẫn đến các chức năng của cơ thể giảm,lượng máu để nuôi các vùng khớp giảm sút đáng kể thiếu dưỡng chất, suy giảm chức năng tác động đến hệ thống xương khớp gây thoái hóa khớp
2. Chế độ ăn uống , sinh hoạt không đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất, canxi,… nuôi khớp xương
3. Đau xương khớp do vận động: công việc nặng nhọc khiến áp lực lớn lên xương khớp cũng dễ làm tổn thương xương khớp, hay thậm chí thể thao quá mức cũng có tác dụng không tốt lên hệ xương khớp của cơ thể
Công việc học tập hay do đặc thù công việc phải ngồi lâu, hay đứng lâu dẫn tới sự co cứng các khớp xương. Hoạt động sai tư thế : ngồi cong lưng, cúi bê đồ nặng không đúng tư thế cũng dẫn tới bệnh
4. Rối loạn chuyển hóa : trong đó tăng axit uric là nguyên nhân chính gây bệnh gout, hay do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy nên gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ
Bệnh theo giới tính : phụ nữ thường dễ gặp bệnh xương khớp ( viêm khớp dạng thấp ) hơn Nam giới do phụ nữ hay làm công việc nội trợ, và phụ nữ hay mắc bệnh xương khớp giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh do thiếu hụt canxi
5. Dị dạng bẩm sinh cơ xương khớp như lệch trục khớp, dây chẳng lỏng lẻo, khớp bất đối xứng.
6. Đau xương khớp do tổn thương xương xảy ra khi khớp bị tổn thương do va đập, do phải gánh chịu lực nén quá mức trong thời gian dài (công việc phải thương xuyên mang vác nặng, người thừa cân béo phì…), hoặc do khỏi động làm nóng không kỹ trước khi tập luyện cũng dẫn đến chấn thương.
7. Nhiễm virut, vi khuẩn: nhất là với bệnh thấp khớp thường xuất hiện ngay sau khi người bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn
8. Một số bệnh về xương khớp có tính chất gia đình : các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp ( liên quan tới tổ chức chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
II. TRIỆU CHỨNG
Những triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp :
- Bệnh thường xuất hiện buổi sáng sau khi ngủ dậy, cảm giác đau nhức xương khớp hàng giờ, phải xoa bóp khoảng 15 – 20 phút mới có thể cử động dễ dàng hơn được, cũng có thể xuất hiện cơn đau bất ngờ .
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bị viêm hay cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Cơn đau lúc đầu ngắn, sau kéo dài từ 1 tới vài giờ.
- Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh.
- Sưng,đỏ đau vùng xương khớp bị mòn, bị khô.
- Cử động sẽ đau nhói, vướng vúi.
- Cảm giác tê bì chân tay , và mất cảm giác linh hoạt, khéo léo
- Thoái hóa đốt sống khiến khí huyết kém lưu thông, rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu có thể sốt nhẹ, trong đợt cấp tính có thể sốt cao. Bệnh nhân kém ăn gầy sút, rối loạn tiêu hóa.
- Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi vận động mạnh; giảm khi nghỉ ngơi.
- Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.
III. ĐIỀU TRỊ BỆNH
1. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi
Trong thời gian sung đau nhiều cần tăng cường tập luyện, vận động nhẹ nhàng, xoa bóp để tránh dính khớp và teo cơ
Ăn nhiều calo, vitamin, hạn chế những thực phẩm nhiều đường
Với những bệnh nhân chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài người bệnh có thể tự điều trị bệnh cho mình bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau làm tăng lượng máu lưu thông và giãn dần các cơ, khớp bị đau( như vùng cổ vai gáy, thắt lưng )
Khi cảm giác bị đau cứng tốt nhất bệnh nhân không nên có gắng cử động mạnh, xoay người mạnh mà chỉ nên xoay người nhẹ nhàng làm các cơ bị đau và co cứng dần giãn ra như vậy bệnh nhân sẽ cảm giác hoạt động lại dễ dàng hơn.
2. Dùng thuốc giảm đau
Nếu mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, bệnh ở mức độ vừa. Tức là ngày sau bệnh nhân vẫn không thấy thuyên giảm thì có thể phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ. Các loại thuốc có thể dùng được bao gồm các thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Sau khi bệnh diễn tiến không tốt thì bác sỹ sử dụng thuốc kê toa sẵn.Các thuốc này sẽ giảm đau nhưng có tác dụng phụ về sau.Khi dùng thuốc nên có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sỹ, vì dùng thuốc luôn có tác dụng phụ không mong muốn như thuốc chống thấp khớp tác dụng phụ : tổn thương gan, tủy xương, nhiễm trùng phổi,
3. Vật lý trị liệu ( xoa bóp, chườm nóng, bấm huyệt )
Ở mức độ bệnh nặng hơn cần phải dùng đến biện pháp mạnh tay hơn đó là châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Châm cứu sẽ điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh. Còn các thuốc này sẽ cắt tạm thời các cơn kích thích thần kinh mạnh, làm mềm cơ và do đó không gây đau dữ dội. Chúng cực kỳ có hiệu nghiệm cho mọi trường hợp bệnh, nhất là bệnh nặng.
Chỉ cần châm cứu vào đúng các huyệt trên những vị trí chính xác, nó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa và làm giảm sự co thắt nên giảm đau. Châm cứu là biện pháp ít tốn kém lại có hiệu quả lâu dài
4. Luyện tập
Đây là biện pháp vừa điều trị vừa phòng ngừa các bệnh về xương khớp, vì khi chọn những hình thức luyện tập nhẹ nhàng : bơi lội, erobic,đạp xe hay chỉ đơn giản đi bộ vừa cải thiện tình trạng bệnh vừa để các cơ xương khớp dẻo dai, có sức bền tốt. Nhưng bệnh nhân nên chọn hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe và độ tuổi để có kết quả tốt nhất
5. Phẫu thuật
Nếu thuốc dùng không ngăn chặn được bệnh thì bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật.phẫu thuật có thể giảm đau và dị dạng những bệnh xương khớp. Có các loại phẫu thuật để thay khớp, chỉnh xương.
Phụ Nữ Ngày Nay