Mứt Tết phong phú và là món ăn truyền thống của người Việt mỗi độ Tết đến xuân về. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo không nên ăn quá nhiều mứt.
- 10 thói quen xấu gây hại sức khỏe sau 21h
- Chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình khi mùa hè tới
- Biểu hiện của bệnh vẩy nến
- Hỏi và đáp về bệnh gút
- Di chứng liệt nửa người do đột quỵ não
Ảnh minh họa. |
PGS TS Nguyễn Thị Lâm – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mứt Tết là một món ăn cổ truyển của Việt Nam và được bày biện trong mâm cỗ cúng trong ngày Tết. Trước đây chỉ có chừng chục loại mứt nhưng ngày nay, mứt tết xuất hiện rất nhiều, từ các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng…đến tất cả các loại quả như hồng, đào, lê, me, mận, táo, dâu, kiwi, khế… đều được chế biến thành mứt.
Tuy nhiên, mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng.
Một số loại mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi…sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu sẽ làm mất tác dụng của các nhóm vitamin này.
Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi. Vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Ăn nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế cảm giác thèm ăn trong 2 bữa ăn chính.
Theo Infonet