Các loại quả mọng có chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần để có một sức khỏe tốt hơn.
- 5 loại cây mọc hoang tại Việt Nam, sang nước ngoài trở thành “thần dược” đắt giá
- 12 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cần ‘bơm’ thêm nước
- Những phương pháp giải độc cơ thể hiệu quả mà lại dễ thực hiện
1. Yến mạch và các sản phẩm từ ngũ cốc
Không chỉ một hỗn hợp gồm: chất xơ, protein và một số chất béo lành mạnh khác, các sản phẩm lúa mì nguyên chất còn chứa betan glucan, một loại chất xơ có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Yến mạch và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt rất giàu các loại vitamin B, trong đó có vitamin B6 và axit folic.
Vitamin B không chỉ giúp cho cơ thể chống lại vi khuẩn mà còn tăng cường khả năng miễn dịch khi cơ thể không khỏe. Tuy nhiên, vitamin B bị hòa tan trong nước và không được lưu trữ trong cơ thể, vậy nên cần được bổ sung mỗi ngày.
2. Sữa chua
Sữa chua nói riêng và các sản phẩm lên men nói chung hầu như đều có chứa men vi sinh, hay còn gọi là vi khuẩn tốt.
Probiotic giúp cải thiện chức năng của ruột bằng cách giữ cho ruột/đường ruột không có vi trùng gây bệnh.
Theo một số nghiên cứu, Probiotic cũng có chức năng giúp cơ thể phục hồi sau cảm lạnh thông thường.
3. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng có chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần để có một sức khỏe tốt hơn.
Ngoài ra, các loại quả này cũng rất giàu chất phytochemical và flavonoid. Hợp chất này có lợi cho cơ thể, giúp tăng cường khả năng miễn dịch với đặc tính kháng khuẩn.
Một số loại quả mọng được khuyên dùng thường xuyên là việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, quả dâu tây và quả anh đào Trung Quốc.
4. Các loại hạt
Rất giàu kẽm, sắt và vitamin B, các loại hạt đều có thể tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Đặc biệt là kẽm, có liên quan đến việc sản xuất các tế bào bạch cầu, nằm ở trung tâm của hệ thống miễn dịch.
Các loại hạt và hạt khác nhau cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau, hãy cố gắng bổ sung nhiều loại hạt trong chế độ ăn uống của bạn. Chẳng hạn như các loại hạt Brazil rất giàu selen, trong khi hạt vừng và hạnh nhân là nguồn cung cấp vitamin E cực kỳ tốt.
5. Tỏi
Tỏi có thể giúp cơ thể tránh khỏi nhiễm trùng da bởi khả năng chống lại vi khuẩn, vi rút và nấm.
Không những thế, tỏi cũng chứa allicin, một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút giúp bạn chống lại nhiễm trùng. Allicin cũng có thể cải thiện các tế bào miễn dịch của bạn, điều này sẽ giúp chống lại cảm lạnh và cúm thông thường.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn tỏi sống sẽ có lợi hơn vì khi nấu chín tỏi sẽ bị phá hủy khả năng sản xuất allicin.
6. Gừng
Gừng rất giàu gingerol, một hợp chất giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn, cho phép ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn, bao gồm E.coli và samonella, cũng như các đặc tính chống buồn nôn.
Không có con số cụ thể về lượng gừng bạn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ cần thêm nó vào bữa của bạn hoặc thậm chí trong một vài loại sinh tố sẽ là cách tốt nhất để bổ sung gừng vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
Hãy bổ sung đúng và đủ chất vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn nhé!
Queenie Phạm dịch
(Nguồn: parkwaycancercentre.com)