Xã hội càng hiện đại, còn người càng dễ hình thành những thói quen xấu nếu kéo dài lâu ngày sẽ khiến bạn mắc chứng lo âu mãn tính, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống.
Chứng lo âu còn gọi là hội chứng thần kinh căng thẳng, là một trong những bệnh tâm lý thường gặp nhất trong đời sống hiện đại. Thông thường có các biểu hiện như lo lắng căng thẳng mà không rõ nguyên nhân, đứng ngồi bất an, tức ngực, tim đập nhanh, run tay, đổ mồ hôi, tiểu nhiều lần v.v…
Ngoài tác nhân bệnh lý và những đả kích tâm lý nghiêm trọng, trong sinh hoạt hàng ngày nếu bạn thường xuyên có những thói quen xấu sau đây cũng sẽ dẫn đến tâm trạng lo âu thường trực.
1. Ngồi lâu, thiếu cử động cơ thể
Nghiên cứu cho thấy, thói quen xấu ngồi một chỗ và thiếu vận động trong thời gian dài sẽ đem đến cảm giác trở ngại về mặt tâm sinh lý của con người. Bạn thường được khuyên rằng nên rèn luyện cơ thể để kiểm soát và khắc chế tâm trạng lo âu. Khi cơ thể chuyển động, não sẽ giải phóng các vật chất hóa học có tác dụng khiến con người cảm thấy tốt và dễ chịu hơn. Hoạt động vừa phải ở cường độ thấp có thể giảm bớt hàm lượng Cortisol, một loại hormone gây cảm giác áp lực trong cơ thể.
Kỳ thực, soi gương một chút có lợi cho việc tăng cường lòng tự tin, nhận ra ưu điểm của mỗi người. Tuy nhiên, nếu thời gian đứng trước gương quá lâu, thậm chí là nghiện soi gương sẽ khiến mức độ tự hài lòng của bạn bị giảm xuống. Bạn có xu hướng nhìn thấy quá nhiều điểm không hoàn hảo trên cơ thể mình, sinh ra cảm giác tự ti và lo lắng, trầm cảm, đồng thời còn ảnh hưởng đến lòng tin và khả năng phán đoán tích cực. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu soi gương quá 10 phút, cảm giác buồn phiền và lo âu của con người thể hiện rất rõ rệt.
3. Mua sắm thành nghiện
Một cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ được thực hiện bởi trường đại học Michigan State (Hoa Kỳ) cho thấy, những người tham gia nghiên cứu có khuynh hướng nặng về vật chất thì khả năng xuất hiện các trạng thái kích động sẽ càng cao hơn những người khác. Các chuyên gia còn phát hiện, người có thói quen xấu nghiện mua sắm cũng sẽ dễ gặp các hiệu ứng tiêu cực do áp lực gây ra.
4. Chìm trong thế giới ảo
Theo báo cáo của một cuộc điều tra thực hiện bởi Học viện Marshall thuộc trường đại học Nam California (Hoa Kỳ), trong thời điểm đến năm 2015, những người phổ thông dành ra đến 16 giờ mỗi ngày để tiếp xúc các phương tiện truyền thông số hóa. Con người trở nên lệ thuộc vào mạng Internet, thậm chí là đắm chìm trong thế giới ảo, từ đó dễ sinh ra cảm giác cô độc, công việc chán nản và dễ lo âu vô cớ.
5. Đè nén tình cảm
Cố ý tránh né phiền não ngược lại sẽ khiến còn người dễ bất an, lo lắng nhiều hơn. Thói quen xấu đè nén tâm trạng, tình cảm khiến cho áp lực bị “nội sinh hóa”, không được phát tiết kịp thời ra ngoài khiến sức khỏe lẫn tâm lý đều chịu ảnh hưởng tiêu cực. Chuyên gia David Spiegel, phó chủ nhiệm khoa “Khoa học hành vi và bệnh tâm thần” của trường đại học Stanford cho biết: “Trốn tránh không phải là biện pháp tốt nhất, càng trốn tránh, vấn đề càng trở nên rối rắm và tệ hơn. Đối với những chuyện tạp thành áp lực, tốt nhất là bạn nên học cách tăng khả năng kiểm soát chúng, tích cực đối mặt và tìm giải pháp thích hợp”.
Khi xuất hiện trạng thái lo âu, làm sao để giải tỏa bớt tâm trạng tiêu cực này?
@ Kết giao nhiều bạn bè: Giao tiếp rộng rãi không những có lợi cho thành công trong sự nghiệp mà còn giúp ích cho sức khỏe tâm lý của bạn. Quá trình tiếp xúc, chia sẻ, thấu hiểu và hỗ trợ lẫn nhau giúp bạn không khép mình trong ốc đảo nhỏ bé của mình, khiến cho tâm hồn luôn vui vẻ, tích cực.
@ Nuôi dưỡng những sở thích nghiệp dư: Rất nhiều người sống thật đơn điệu, tâm lý vì vậy cũng trở nên u uất hơn. Hãy nuôi dưỡng thêm nhiều sở thích tích cực khác, chẳng hạn như chơi cờ, vẽ tranh, ca múa, bơi lội v.v… Thế giới tâm hồn còn rộng, những áp lực và mỏi mệt sẽ nhanh chóng được giải tỏa.
@ Vận động cơ thể: Thiếu hoạt động là nguồn gốc gây bệnh tật và trầm cảm ở người hiện đại. Duy trì thói quen vận động cơ thể vừa sức không những tăng cường sức khỏe mà còn là cách thư giãn hữu hiệu để tránh căng thẳng, lo âu.
Theo Elle