Cô dâu chạy trốn: Từ phim tới đời, từ đời vào phim

Không phải mọi chuyện tình đều kết thúc bằng hôn nhân và một lễ cưới rình rang. Và trong phim, cái quái gì cũng có thể xảy ra, ngay cả việc cô dâu chạy trốn khỏi đám cưới của mình. Nhưng phim cũng chỉ phản ánh đời thực mà thôi!

Những tín đồ phim ảnh chắc không thể quên được bộ phim Runaway Bride kể về Maggie (do Julia Robert đóng vai) – một phụ nữ trẻ quyến rũ luôn bị hồi hộp với việc kết hôn nên đã dẫn tới 3 lần chạy trốn khỏi lễ cưới của chính mình. Từ đó, Maggie được gọi là “cô dâu chạy trốn”. Mọi việc chỉ kết thúc khi chính Maggie nhận ra tình yêu với người đàn ông của mình và cô trở thành người chủ động cầu hôn.

codau2-696ef

Từ đời vào phim

Không biết có phải lấy cảm hứng từ phim ảnh không, nhưng “cô dâu chạy trốn” đã trở thành một thuật ngữ không chính thức, để chỉ một người phụ nữ hủy đám cưới của mình rất gần với thời gian diễn ra buổi lễ hoặc thậm chí chạy ra khỏi chính buổi lễ đám cưới của mình. Không chỉ trên phim ảnh, đây là một hiện tượng không hiếm gặp trong thực tế. Vậy, tại sao hiện tượng này lại xảy ra và tại sao những phụ nữ này không đơn giản chỉ nói “Không” khi hôn nhân được đề xuất để cho hai họ khỏi ngỡ ngàng và chú rể không bẽ bàng?

maxresdefault

Tiến sĩ Triết học nổi tiếng người Israel, tác giả của cuốn sách ăn khách In The Name of Love: Romantic Ideology And Its Victims (Tạm dịch: Trong Tên Gọi của Tình Yêu: Tư Tưởng Lãng Mạn Và Nạn Nhân Của Nó) giải thích cho hành vi này bằng các lý do:

Nỗi sợ hãi không thể thực hiện được bất kỳ một cam kết nghiêm túc nào.

Nỗi ám ảnh về cam kết lâu dài.

Thiếu tình yêu đích thực đối với chú rể.

Giải mã

Một số cô dâu bỏ rơi vị hôn phu của mình, bởi vì đó là một phần tính cách của họ: Họ luôn luôn có xu hướng chạy trốn khỏi những vấn đề nghiêm trọng và đây cũng là cách thức của họ nhằm đương đầu với những khó khăn. Người phụ nữ thường cảm thấy áp lực rất lớn trước đám cưới. Có thể bởi vì cô ấy không được phép tổ chức đám cưới theo ý thích, vấn đề tài chính, không tìm được một thợ trang điểm ưng ý… Điển hình như cô dâu đời thực người Mỹ Jennifer Wilbanks, người đã tự dàn dựng ra một vụ bắt cóc chính mình để chạy trốn cuộc hôn nhân vào năm 2005. Vấn đề không nằm ở chú rể, cũng chẳng phải áp lực từ đám cưới, theo giải thích của cô, đơn giản chỉ là “Tôi đã bỏ trốn vì đó là điều tôi luôn làm cho xong”. Việc thiếu kế hoạch cho cả cuộc đời là một minh chứng cho mong muốn quay trở lại trong phút cuối cùng. Type cô dâu bỏ trốn này ít được khai thác trong phim.

1352189311-cuochaytronbatthanh-tam-eva

Những cô dâu khác chạy trốn vào phút chót, vì nỗi ám ảnh về sự cam kết. Việc phải gắn bó lâu dài trong một mối quan hệ nghiêm túc, có thể khiến họ dễ bị tổn thương hơn. Vì họ sợ rằng mối quan hệ có thể thất bại và gây ra những tổn thương sâu sắc trong cuộc đời. Điều này đã giải thích vì sao nữ chính trong bộ phim Runaway Bride lại chạy trốn khỏi đám cưới của mình tới ba lần. Có lẽ, họ thiếu tự tin về việc trở thành một người vợ tốt và nỗi sợ ly hôn. Một số cô dâu chạy trốn đã chứng kiến cảnh “cơm không lành, canh chẳng ngọt” của chính cha mẹ, người thân và bạn bè, từ đó họ thấy sợ cuộc sống hôn nhân.

4e2b7a442d8500086e75f4349cd55f0d

Trong một bối cảnh khác, thật éo le cho chú rể bởi có thể chính họ là nguyên nhân khiến cô dâu của mình phải chạy trốn. Vào phút chót, người phụ nữ nhận ra họ không yêu người đàn ông kia, họ không muốn dấn thân thêm sâu nữa và buộc lòng phải ra đi. Tới đây, có hai lý giải cho điều này: Một là, chỉ là không yêu và không muốn cưới nữa; Hai là, có sự xuất hiện của “kẻ cướp dâu”.

Đối với một cuộc hôn nhân hoàn toàn không có tình yêu (hôn nhân cưỡng bức) thì khỏi cần bàn nhiều, sự ra đi chỉ là vấn đề thời gian và sự xuất hiện của “kẻ cướp dâu” mới thực sự là đỉnh cao của bi – hài kịch. Trong phim ảnh, “kẻ cướp dâu” là nhân tố vô cùng quan trọng và được nhiều ưu ái. My Old ClassmateCao Hải Bạt Chi Luyến 2 chính là những cái tên đình đám nhất trong thể loại phim cướp dâu.

My Old Classmate với sự tham gia của Châu Đông Vũ – Lâm Canh Tân trong vai đôi bạn Châu Tiểu Chi – Lâm Nhất. Tình yêu lãng mạn kéo dài 10 năm và cũng xa cách 10 năm vì khác biệt trong lối sống. Ngày họ hội ngộ cũng chính là ngày Tiểu Chi lên xe hoa. Trong lễ cưới của Tiểu Chi, Lâm Nhất đã xúc động hỏi: “Em từng nói yêu anh trọn đời trọn kiếp, câu này còn tác dụng không?”. Tất nhiên, Tiểu Chi đã trả lời là “Có” và cả hai đã chạy trốn khỏi lễ đường.

201401388c7d-d7d1-4359-9754-19390bf256d9

Cuộc cướp dâu trên, hầu như đều nhận được sự đồng tình của nhiều người, bởi lẽ, kẻ cướp dâu về ngoại hình và khí chất đều hơn đứt chú rể. Trong Cao Hải Bạt Chi Luyến 2 thì không như vậy. Trong phim, Cổ Thiên Lạc đóng vai một ngôi sao nổi tiếng và có một đám cưới hoành tráng với Cao Viên Viên. Thật không thể tin nổi, trong đám cưới, cô dâu lại hối hận và quyết định chạy theo người tình – một anh công nhân mỏ đen đúa, xấu xí. Giải thích cho sự khập khiễng này, đạo diễn phim phát biểu, đâu phải cô gái xinh đẹp nào cũng ở bên một ông xã tuấn tú hào hoa, đàn ông “xấu” cũng có nét thu hút của riêng họ.

Rõ ràng, không phải tất cả phụ trên đời này đều bị cái xa hoa, hào nhoáng làm lóa mắt, họ vẫn luôn cần một người đàn ông tử tế, muốn yêu thương và được yêu thương dù đó có thể là người đàn ông đó chưa hoàn hảo.

A.V

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN