Tất tần tật những nghi lễ cúng Táo Quân ai cũng phải biết

Theo truyền thống cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị lễ vật, mâm cỗ để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời báo với Ngọc Hoàng một năm đã qua của mỗi gia đình. Trong dịp này, cần chuẩn bị những lễ vật, mâm cỗ gì? Nghi lễ cúng ra sao không phải ai cũng phải tường tận.

Táo quân hay còn gọi là Táo Công là vị thần bảo vệ gia đình, được thờ ở gian bếp nên còn gọi là Vua Bếp. Vị thần này cai quản việc bếp núc và quán xuyến mọi việc trong nhà, phù hộ cho gia đình một năm an lành, gặp nhiều phúc lộc. Cuối năm, ba vị Táo lại về chầu trời để báo công với Ngọc Hoàng, lễ tiến ông Công, ông Táo được làm rất trang trọng.

Lễ vật cần chuẩn bị:

– Mũ ông Công: Chuẩn bị ba cỗ hoặc ba chiếc, trong đó hai mũ dành cho hai ông, 1 mũ dành cho bà Táo. Mũ dành cho hai ông Táo được làm giống hai cánh chuồn, riêng mũ bà Táo thì không có cánh chuồn. Những mũ này được gắn thêm những chiếc gương hình tròn lấp lánh và giây kim tuyến màu sặc sỡ. Hoặc có thể dùng một cỗ mũ hai cánh chuồn để tượng trưng cũng được.

le vat

Ảnh minh họa.

– Ngoài ra còn có áo, một đôi hài bằng giấy,vàng mã, một số thỏi vàng bằng giấy. Những lễ vật này sau khi cúng sẽ được đốt đi cùng với bài vị cũ, sau đó lập bài vị mới cho Táo Công.

– Theo tục lệ những gia có trẻ nhỏ lễ cúng còn được kèm theo một con gà luộc, loại gà mới tập gáy với ngụ ý nhờ Táo Quân xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

– Miền Bắc: Trong nghi lễ cúng ông Táo của miền Bắc không thể thiếu cá chép còn sống thả trong chậu nước, với ngụ ý “cá hóa Rồng” nghĩa là biến thành Rồng làm phương tiện đưa ông Táo về trời. Cá này sẽ được phóng sinh ra ao, hồ sau khi cúng xong.

tha ca

Ảnh minh họa.

– Miền Trung: ở miền Trung người ta cúng một con ngựa bằng giấy có đầy đủ cương, yên.

– Miền Nam: Chỉ cúng đôi hài, mũ, áo bằng giấy.

Tùy theo từng gia cảnh mà ngoài các nghi lễ chính người ta có thể làm lễ mặn hoặc lễ chay để tiến Táo Quân về trời.

Mâm cỗ chay:

– Trầu cau

– Hoa

– Giầy vàng

Giấy bạc

Mâm cỗ mặn:

Mâm cỗ cúng ông Táo phải đặt ở bếp, khi cúng đốt lửa hoặc bật bếp ga để lửa cháy rực. Mâm cỗ mặn cúng Táo Quân gồm:

mâm cung

Ảnh minh họa.

– Gạo: 1 đĩa

– Muối: 1 đĩa

– Thịt nạc vai luộc: 500g

– Canh mọc: 1 bát

– Đĩa xào thập cẩm: 1 đĩa

– Giò: 1 đĩa

– Các chép rán: 1 con

– xôi gấc: 1 đĩa

– Chè kho: 1 đĩa

– Hoa quả: 1 đĩa

– Trà sen: 1 ấm

– Rượu trắng: 5 chén

– Bưởi: 1 trái

– Cau: 1 quả

– Trầu vài lá

– Hoa đảo: 1 lọ nhỏ

– Hoa cúc: 1 lọ

– 1 xấp giấy tiền, vàng mã

 Một số gia đình thay thế thịt vai luộc bằng gà luộc ngậm hoa hồng, thay thế các món canh bằng canh măng, canh mọc, cánh bí…

– Một số mâm cỗ thường thường có bánh chưng gấc, xôi vò, xôi chè, thịt nấu đông, nem rán, cá kho riềng, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, giò nạc, món xào, canh măng, hành muối, gia vị gồm mắm, muối, rượu, hoa, trầu cau…

– Ngày nay: Ngày nay một số bà nội trợ do quá bận rộn không thể chuẩn bị được mâm cỗ đầy đủ nên mâm cỗ thường chỉ có: bánh chưng, giò, nem, thịt đông, cá khô, hành muối bán sẵn, chỉ cần luộc thêm gà, nấu chén canh và một món xào là xong.

Thời điểm cúng Táo Quân:

Nơi cúng: Nếu gia đình bạn có bàn thờ Táo Quân thường đặt ở góc bếp thì thực hiện nghi lễ cúng tại đây. Nếu không có bàn thờ riêng thì thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc bàn thờ Gia tiên, chứ không đặt lễ ở bếp vì bàn thờ là cầu nối giữa hai thế giới âm dương, trần thế và thần linh.

hoa vang

Ảnh minh họa.

Thời gian làm lễ: Nghi lễ cúng Táo Quân phải được thực hiện trước khi ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, tức phải thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, hoặc cúng vào tối ngày 22/12 đều được.

Nơi đặt cá chép: Cá chép là linh vật đưa Táo Quân về trời vì thế cá chép phải được đặt gần khu vực thờ cúng. Nếu có bàn thờ ở gian bếp thì đặt gần khu bếp, nếu không có đặt gần bàn thờ thần linh trong nhà.

Bài văn khấn trong nghi lễ cúng Ông Táo:

– NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT (3 lần) !
– Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân !
– Tín chủ con là :………….
– Ngụ tại :………………..
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời :
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo.

Nhưng lưu ý khi chuẩn bị đồ lễ vật cúng Táo Quân:

Khi mua đồ cúng Táo Quân bạn phải chú ý màu sắc của quần áo, mũ, hài phải thay đổi theo ngũ hành mỗi năm.
– Năm hành kim thì dùng màu vàng;
– Năm hành mộc thì dùng màu trắng;
– Năm hành thủy thì dùng màu xanh;
– Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ;
– Năm hành thổ thì dùng màu đen.
Tùy vào nếp sống và phòng tục ở mỗi địa phương mà việc chuẩn bị lễ cúng và nghi lễ ở mỗi vùng cũng không giống nhau.

Hạ Vi (Tổng hợp)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN