Đau nhức đầu gây khó chịu và mệt mỏi là 1 chứng bệnh phổ biến do sự thay đổi nội tiết tố ở chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Vậy mẹ bầu nên làm gì để khắc phục căn bệnh này một cách hiệu quả?
Đau đầu không phải là hiện tượng bất thường ở phụ nữ mang thai nhưng mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên coi thường tình trạng này. Trong 3 giai đoạn mang thai, triệu chứng này chỉ diễn ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu: Đây là thời điểm cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi, nồng độ hóc môn thay đổi dẫn đến việc thay đổi quá trình lưu thông máu cũng như làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối: Ở giai đoạn này, trọng lượng của thai nhi tăng lên, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và dẫn đến chứng đau nhức đầu.
Bệnh đau đầu thường gặp ở phụ nữ mang thai là chứng đau nửa đầu – một loại rối loạn thần kinh gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và những cơn đau đầu nghiêm trọng.
Theo một cuộc khảo sát mới đây, trong 80% phụ nữ bị đau đầu khi mang thai thì có tới 58% nói rằng họ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nghiêm trọng do đau nửa đầu gây ra. Chỉ có 1 số ít người cho biết họ bị đau nửa đầu từ 2 – 3 lần trong suốt giai đoạn mang thai.
Trong giai đoạn mang thai, uống thuốc thường bị cầm hoàn toàn bởi những tác dụng phụ mà nó mang lại sẽ ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Do đó, để khắc phục tình trạng đau đầu khi mang thai, bạn nên tham khảo những lời khuyên hữu ích dưới đây:
Chế độ ăn uống
– Hãy chia bữa thành nhiều bữa ăn nhỏ và thời gian gần nhau để tránh bị đói.
– Không để cơ thể rơi vào tình trạng quá đói vì chúng có thể làm giảm đường huyết dẫn tới nhức đầu.
– Bổ sung hydrate bằng cách uống nhiều nước lọc và nước trái cây tươi.
– Khi mang thai giai đoạn đầu nên tránh ăn các thực phẩm chứa quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo như socola, sữa chua, pho mát, thịt chế biến sẵn,… và các loại rượu, nước ép có chất bảo quản, đồ uống có ga, cà phê, …
Chế độ nghỉ ngơi
– Nên đi ngủ bất cứ lúc nào bạn thấy buồn ngủ và tốt nhất là ngủ trong phòng tối, ít ánh sáng để giấc ngủ ngon hơn.
– Không nên thức quá khuya và dậy quá muộn, đồng thời nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
– Thường xuyên ra ngoài hít thở không khí trong lành và nghe nhạc để giảm bớt lo lắng, buồn phiền.
Chế độ tập thể dục
– Nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên (như đi bộ, tập yoga, thiền) giúp ngăn chặn và khắc phục tình trạng đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai
– Massage cơ thể nhẹ nhàng và bấm huyệt ở chân từ 1- 2 phút cũng giúp lưu thông máu và làm cho cơn đau đầu của bạn giảm đi trông thấy.
– Nên tắm nước mát thay vì nước ấm nóng.
Lưu ý: Với những trường hợp bệnh nặng, nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Theo Đời sống & Pháp luật