Phát triển trí thông minh của trẻ bằng đồ chơi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hiểu biết được sự việc, cũng như chưa hiểu được học vấn, bởi vậy mà đồ chơi là người bạn mà chúng yêu thích.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hiểu biết được sự việc, cũng như chưa hiểu được học vấn, bởi vậy mà đồ chơi là người bạn mà chúng yêu thích. Các bậc phụ huynh có thể tận dụng đặc điểm này để phát triển trí thông minh cho bé.

Trên thực tế, quá trình trẻ chơi đồ chơi cũng chính là một bài luyện tập vận động não và tay chân, nó giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng ngây thơ và khả năng tư duy của mình, đồng thời luyện tập sự linh hoạt, khéo léo của tay chân, kích thích sự phát triển của não, khiến trẻ trở nên linh hoạt, khéo léo trong các hoạt động vui chơi giải trí.

Trên thị trường hiện hay có rất nhiều đồ chơi trí tuệ, trong đó đồ chơi mang tính giáo dục cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ, ví dụ như đồ chơi xếp hình, giải câu đố bằng hình vẽ, đồ chơi có âm thanh, ánh sáng, đồ chơi điện tử và các loại đồ chơi mang tính tổng hợp các nguyên lý khác.

Đồ chơi góp phần giúp phát triển trí thông minh của trẻ (Ảnh minh họa)
Đồ chơi góp phần giúp phát triển trí thông minh của trẻ (Ảnh minh họa)

Trẻ từ 0 – 6 tháng là thời kỳ phát triển chủ yếu của cơ quan thị giác, thính giác và xúc giác, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các loại đồ chơi như: súc sắc, bóng có màu sắc, các con vật bằng nhựa… để kích thích thị giác, thu hút trẻ cầm nắm, thúc đẩy sự phát triển cảm quan của trẻ.

Trẻ từ 7 – 12 tháng thích hợp với các loại đồ chơi có thể cầm nắm và chơi như: hình khối, đồ chơi có âm thanh… nó sẽ khiến trẻ động tay thao tác, bắt chước và khám phá.

Trẻ 1 – 2 tuổi có thể chơi xe đẩy, xẻng nhỏ, xô nhỏ.
Trẻ từ 2 – 3 tuổi trẻ đã có thể phân biệt màu sắc, hình dạng thông qua các đồ chơi như: xếp hình, trả lời các câu đố đơn giản.

Việc lựa chọn đồ chơi giáo dục đòi hỏi phải kết hợp phát triển cả tay chân và não, không nên chọn những loại đồ chơi chỉ mang tính giải trí, để thỏa mãn trẻ “chơi” hoặc “chỉ để nịnh trẻ không khóc, không nghịch”. Việc lựa chọn đồ chơi còn phải căn cứ theo sở thích, hứng thú của trẻ, cho dù đồ chơi có hay đến mấy mà trẻ không thích thì cũng vô ích. Với cùng một trẻ bạn phải quan sát trước sau, như vậy mới có thể tiến hành so sánh sự phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ so với những trẻ cùng lứa tuổi khác hoặc của chính trẻ đó.

Theo Gia Đình Việt Nam

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN