“Tết quê chồng” đã trở thành nỗi sợ hãi của không ít các nàng dâu, đặc biệt là những nàng dâu mới. Đón Tết ở “xứ lạ” đã khổ, chưa kể đến việc phải chạy đôn chạy đáo 2 – 3 quê, rồi là làm cúng, dọn dẹp… Chính vì thế nên nhiều nàng đã phải suy nghĩ ra hàng trăm kế để “trốn” về quê chồng ăn Tết.
- “Sự biến dạng” trong câu chuyện mừng tuổi đầu năm
- Sự tinh tế trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc
- 3 nỗi trăn trở lớn nhất của những nàng dâu mới ngày Tết
Với các nàng dâu, đặc biệt là những nàng dâu mới thì dường như lại mệt mỏi hơn sau mỗi dịp Tết đến Xuân về.
“Một chốn, bốn quê”
Không phải ai cũng may mắn để cưới được người chung quê, cùng đón Tết ở chung một nơi. Cứ mỗi độ Xuân về, những gia đình “một chốn, bốn quê” lại phải tất bật lo chuyện tàu xe, sắm Tết rồi quà biếu cho các bên nội, ngoại…nghe thôi cũng đã mệt rồi.
Tết là dịp để người ta quây quần bên gia đình, là thời gian để nghỉ ngơi sau một năm dài vất vả, lấy năng lượng để sau Tết lại tiếp tục “cày bừa”. Nhưng có lẽ với các nàng dâu, đặc biệt là những nàng dâu mới thì dường như lại mệt mỏi hơn sau mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Chuyện tàu xe, sắm Tết rồi quà biếu cho các bên nội, ngoại…nghe thôi cũng đã mệt rồi.
Vòng tuần hoàn “nấu nướng – tiếp khách – dọn dẹp”
Ngày xưa, nàng dâu về nhà chồng là phải nữ công gia chánh, biết làm cơm, nấu cỗ. Thời nay, tư tưởng có vẻ thoáng hơn, ngày thường việc bếp núc khá nhẹ nhàng nên khi đến Tết, đã không ít nàng phải “khóc thét” vì phải phục vụ cơm nước cho cả đại gia đình nhà chồng. Mà đâu phải là 1 – 2 bữa là xong, “nỗi sợ” ấy theo các nàng suốt cả mùa Tết, cả 9 đến 10 ngày.
Phải dậy từ sáng sớm tinh mơ để làm một mâm cỗ đầy, cho kịp cúng. Biết là Tết thì phải vậy, nhưng thật sự mình rất sợ mỗi khi về nhà chồng ăn Tết…
Chị N.S (một nàng dâu mới của miền Trung) chia sẻ: “mình vốn dĩ là dân thành phố nên không biết các phong tục quê như thế nào. Năm đầu về làm dâu mình thật sự rất sợ. Nhà chồng mình là nhà thờ và có mỗi mình là dâu. Mỗi ngày đều phải dậy từ sáng sớm tinh mơ để làm một mâm cỗ đầy, cho kịp cúng. Rồi lại tiếp khách, hết đoàn khách này đến lượt khách nọ cứ thay nhau ra vào. Mà mỗi lần như vậy thường hay mời khách ngồi lại ăn uống, chỉ là “làm phép” thôi nhưng dù vậy thì mình cũng phải dọn lên một mâm tươm tất, rồi lại mang xuống dọn dẹp gọn gàng. Biết là Tết thì phải vậy, nhưng thật sự mình rất sợ mỗi khi về nhà chồng ăn Tết.”
Chọn gì để vừa lòng bố, đúng ý mẹ, mua bao nhiêu quà để không phải lâm vào cảnh “sao không biếu quà bác A, chú B” …
Quà Tết – biếu gì cho vui cả hai bên?
Năm đầu làm dâu, chắc chắn cô nàng nào cũng muốn ghi điểm thật cao, để lại ấn tượng thật đẹp trong mắt gia đình chồng. Và câu hỏi khiến các nàng đau đầu nhất vẫn là: chọn quà gì biếu Tết? Với cặp đôi nào ổn định về kinh tế thì không nói gì, với những cặp vợ chồng mới cưới, kinh tế còn eo hẹp, phải ở nhà thuê thì việc quà cáp dịp Tết là một vấn đề không hề dễ giải quyết. Chọn gì để vừa lòng bố, đúng ý mẹ, mua bao nhiêu quà để không phải lâm vào cảnh “sao không biếu quà bác A, chú B” …
Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản và bớt áp lực hơn nếu như các ông chồng của chúng ta cùng phụ giúp vợ một tay, cùng đỡ đần, chia sẻ với vợ những công việc có thể.
Tết vốn dĩ là dịp để cả nhà sum vầy, đặc biệt là các nàng dâu mới có cơ hội làm quen với gia đình chồng, để thân thiện hơn. Nhưng không ít nàng cực kì sợ về quê chồng ăn Tết, chẳng phải vì không yêu quý bên chồng mà bởi những công việc không tên vào ngày Tết. Thật ra, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản và bớt áp lực hơn nếu như các ông chồng của chúng ta cùng phụ giúp vợ một tay, cùng đỡ đần, chia sẻ với vợ những công việc có thể. Đón Tết xa cha mẹ đã là một thiệt thòi với các nàng rồi, đừng để sự vô tâm của các anh làm các cô vợ buồn thêm nhé!
Quyên Phạm