Nỗi lo mang tên “căn bếp mùa rực nắng”

Nỗi ám ảnh kinh khủng của mùa nóng không chỉ là chuyện dưỡng da, chuyện thời trang, chuyện đi lại mà với nhiều phụ nữ, đó còn là câu chuyện của “căn bếp mùa rực nắng”.

Nói như BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. (Theo Phapluatplus.vn)

Làm sao để những chị em phụ nữ, nhất là những người vừa bận rộn nơi công sở vừa nhọc nhằn với bếp núc  có thể yên tâm làm tròn “trọng trách nhà bếp” của mình mà không phải lo lắng nhiều?

1_QWFS

Thực phẩm nấu buổi sáng…chiều có thể hư

Chị Tâm là nhân viên văn phòng, vì cơ quan làm việc rất xa nhà nên chị thường có thói quen nấu từ sáng sớm để chồng và các con mình có thể ăn cả ngày. Việc này sẽ không mất nhiều thời gian của chị và tiện lợi cho nhiều thành viên trong gia đình hơn vì chồng chị cũng đi làm cả ngày.

Nhưng gần đây, thức ăn chị nấu từ sáng thì chiều đã “có mùi”. Có một lần đứa con nhỏ của chị la toáng lên khi ăn phải một miếng thịt đã “ê chua” và thế là cả ba cha con phải ra ngoài để ăn món khác.

ngo-doc-thuc-pham

Từ sau những lần như thế lặp lại, chị và chồng thay phiên nhau tranh thủ về sớm nấu buổi chiều cho các con. Bởi không phải món ăn nào cũng có thể để vào tủ lạnh được nên đó là cách duy nhất họ nghĩ ra được.

Ngộ độc thực phẩm từ… tủ lạnh

Nhiều người nghĩ rằng cứ cho hết đồ ăn vào tủ lạnh thì lo gì sợ hỏng. Và cũng vì vậy, tủ lạnh vô tình trở thành “sọt rác” chứa đựng bất chấp những thực phẩm sống, chín khác nhau.

Chị Oanh, quận Bình Tân, là một Freelancer. Dù tính chất công việc không gó bó 8 tiếng mỗi ngày nhưng những lúc vào dự án, chị phải chạy liên tục và thường có thói quen để thức ăn đã nấu chín vào tủ lạnh mà không dùng màng bọc kín, không đóng gói kĩ càng. Đến khi về nhà lấy ra ăn thì hay bị đau bụng, nhức đầu, lúc ấy chị chỉ nghĩ đơn giản là do thói quen ăn uống không hợp lý nên mình bị vậy. Đến một ngày nọ, khi chị ăn xong món canh được nấu từ sáng sớm của mình thì lăn ra nôn mửa và đau bụng liên hồi phải đưa đến bệnh viện. Bác sĩ chuẩn đoán: chị bị ngộ độc thực phẩm!

cac-buoc-so-cuu-khi-ngo-doc-thuc-pham-1

Lý giải về điều này, BS Tiến cho rằng: thực phẩm không được phân loại hoặc không được sơ chế, không bao gói cẩn thận là nguồn ô nhiễm chéo, gây nhiễm khuẩn thực phẩm. Chỉ nhiệt độ đông trên ngăn đá có thể ức chế hầu hết các loại vi sinh vật, nhưng ở các ngăn còn lại, một số loài vi sinh vật chịu được lạnh vẫn phát triển.

Không có giải pháp tuyệt đối?

Trước vấn đề “nóng bỏng” trên, nhiều chị em phụ nữ đã nghĩ ra phương pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng thực phẩm bị ôi thiu và gây ngộ độc cho sức khỏe mọi người.

Chị Trần Minh Hạnh (30 tuổi, Kiên Giang) chia sẻ: Mình ở quê, ít gần chợ nên thường có thói quen mua thức ăn dùng cho mấy ngày liền. Bình thường có thể để đến 3, 4 ngày nhưng mùa này thì khoảng 2 ngày là cùng. Còn với các loại thực phẩm như thịt, cá thì đa số đều sơ chế qua, bọc màng thật kín để không bị hiện tượng nhiễm độc chéo từ những thực phẩm khác. Bên cạnh đó, mình còn làm nhiều dưa chưa để ăn dần, vì nó vừa không tốn nhiều thời gian mà giữ được lâu so với thực phẩm khác!”

Trong khi đó, chị Thái Thị Ngọc Hân (27 tuổi, Quận 8) thì lại cho rằng: “Việc chọn lựa thực phẩm sạch, có nguồn gốc và hạn sử dụng ở siêu thị là điều cực kì quan trọng. Tuy giá cao hơn một chút nhưng mang lại sự an tâm cho gia đình mình. Hơn nữa, mình hạn chế tối đa việc nấu thức ăn dùng cả ngày, khi nào bận lắm thì mới nấu, nhưng vẫn lưu ý đóng hộp kĩ càng khi để vào tủ lạnh.”

Nhìn chung, tùy vào nhiệt độ sống, hoàn cảnh và điều kiện mỗi nhà mà chúng ta áp dụng những mẹo vặt bảo quản thức ăn phù hợp nhất cho mình. Nhưng chung quy, vẫn đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

cach-chon-thuc-pham-an-toan-tuoi-ngon-ngay-mua-bao-1

  • Mua thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng tại những kênh bán hàng uy tín
  • Chỉ nấu thực phẩm vừa đủ ăn trong ngày. Trong trường hợp không ăn hết, thức ăn thừa cần được đựng trong những hộp có nắp kín. Trước khi sử dụng lại, thức ăn cần được đun sôi, kiểm tra mùi vị. Nếu phát hiện đã ôi thiu thì tuyệt đối không sử dụng nữa.
  • Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh mùa hè để dọn sạch vi khuẩn cũng là một trong những cách góp phần giữ thực phẩm được lâu hơn.

Trương Quyên (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN