Đôi khi, chỉ sử dụng thực tế bạn mới vỡ ra được những kinh nghiệm hữu ích. Tuy nhiên, các nhà thiết kế nội thất đã dành nhiều thời gian “chắt lọc” gom góp những kinh nghiệm hay từ thực tế thi công giúp mọi người bớt đi những sai lầm khi thiết kế bếp.
- Phong thủy nhà bếp không phải ai cũng biết
- 13 mẹo làm sạch đồ dùng nhà bếp lưu vào để sử dụng hàng ngày
- 1.001 mẹo hữu ích với quả chanh- từ làm đẹp cho đến nhà bếp đều cần
Ai cũng đồng ý rằng, phòng bếp là một trong những khu vực chức năng được sử dụng nhiều nhất trong nhà. Cũng vì mọi người dành nhiều thời gian cho khu vực này nên bếp cần phải thuận tiện và đa chức năng. Một số lỗi trong thiết kế, thi công sẽ khiến việc sống trong nhà trở nên bất tiện.
9. Sắp xếp thiết bị nhà bếp không tiện lợi
Các thiết bị nhà bếp thường xuyên sử dụng như lò vi sóng, lò nướng… không nên đặt quá cao hoặc quá thấp. Cần xem xét chiều cao của bạn trước khi thiết kế để đảm bảo sự thuận tiện cho việc sử dụng sau này. Các nhà thiết kế nội thất khuyên nên để đồ gia dụng này ở chiều cao ngang thắt lưng, tránh để lò nước ở sát sàn gỗ nếu không muốn bị bỏng khi mở ra lấy đồ.
8. Thiết kế tủ đựng đồ cồng kềnh trên tường mỏng
Hãy nghiên cứu độ dày của tường trước thi thiết kế tủ và chắc chắn rằng không phải hệ tủ bếp nào cũng phù hợp với căn hộ của bạn. Với những bức tường thạch cao hoặc tường mỏng, chỉ nên đặt kệ trang trí với tư vấn từ kiến trúc sư thay vì tạo sự nguy hiểm cho người thân khi thiết kế tủ bếp.
7. Bồn rửa không tiện lợi
Một không gian nấu nướng sẽ rất cần đến một bồn rửa tiện lợi và tiện dụng. Bồn rửa cần đặt ở vị trí dễ sử dụng và vừa tầm tay nhất. Bên cạnh đó, nên chọn bồn rửa rộng rãi và được làm bằng vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ cao.
6. Tận dụng góc trống
Những góc tủ thường không được sử dụng hữu ích, đặc biệt là ở những khu vực có diện tích nhỏ hẹp. Khay xoay có thể dễ dàng thay thế ngăn kéo. Hãy nghĩ đến sự tiện lợi và hợp lý trước khi nghĩ đến phương án tài chính. Bởi bạn có thể giúp tủ bếp sạch sẽ và đặt được nhiều đồ đạc vào bên trong, dễ dàng sử dụng khi cần thay vì tạo một ngăn kéo tối và rỗng.
5. Dùng tấm thủy tinh Acrylic
Tấm thủy tinh Acrylic trông thực sự tuyệt vời bởi vẻ đẹp thẩm mỹ của chúng. Tuy nhiên, đừng vì tiết kiệm tài chính để phải mua kính giá rẻ, nó có thể bị trầy xước và nứt. Vì thế, hãy đặt mua một miếng kính dài thay vì ghép nhiều tấm kính trên tường bếp. Đồng thời, chọn kính cường lực của các hãng tin cậy và đảm bảo cho việc sử dụng kính được bền nhất theo thời gian.
4. Không đủ ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhà bếp sáng màu trông sẽ rộng rãi hơn so với nhà bếp sử dụng tủ màu tối. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng bếp với các gam màu tối, đừng quên lắp đặt đèn. Tránh lắp đèn từ phía trên hắt xuống, cách này khiến ánh sáng bị cản trở bởi tủ bếp. Bạn nên dùng đèn Led lắp đặt phía dưới tủ để ánh sáng luôn được đảm bảo. Cách làm này cũng giúp tủ bếp đẹp hơn khi đứng từ xa ngắm nhìn.
3. Không tạo sự kết nối
Với những hệ thống tủ bếp có thể sẽ không được kết nối ở phần chân tạo gầm phía dưới để lộ ra khoảng diện tích đủ rộng để bụi bặm và đồ đạc “lưu lạc” phía dưới. Để bếp đẹp hơn, tiện dụng hơn, bạn nên lắp đặt thêm tấm chắn phía dưới gầm.
2. Khoảng cách giữa các thiết bị
Giữa các thiết bị cần có các vùng đệm. Tủ lạnh cần phải có khoảng cách với bồn rửa và bếp điện. Chúng là điều bắt buộc để tạo sự tiện lợi khi sử dụng các thiết bị cũng như sự an toàn cho người trong bếp. Ví dụ, không nên đặt lò nướng cạnh tủ lạnh sẽ khiến tủ bị hỏng nhanh do nhiệt độ cao, tủ lạnh hoạt động mạnh để giữ nhiệt độ lạnh. Bếp cũng cần được đặt có khoảng cách nhất định với bồn rửa.
1. Sàn không phù hợp với bếp
Mặc dù việc sử dụng sàn gỗ công nghiệp rất phổ biến nhưng không nên lắp đặt sàn cho bếp. Nếu chỉ sử dụng gạch cho nhà bếp, khu vực nấu nướng sẽ khá đơn điệu và lạnh, đồ rơi xuống cũng dễ vỡ. Vì thế, bạn có thể kết hợp giữa chất liệu gạch và gỗ biến đổi nhiệt. Đặt gạch ngay cạnh khu vực bàn bếp và gỗ ở khu vực ăn uống để không gian ấm cúng, gần gũi hơn.
Theo Brightsid