Khi mà trên thị trường ngày nay có quá nhiều lựa chọn từ sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng, sữa organic, sữa tươi nguyên kem dạng bột….thì việc tìm ra một loại sữa phù hợp với trẻ thật sự là một bài toán khó với các bà mẹ.
- Đỗ Mạnh Cường sẽ nhận thêm hai con nuôi
- Vụ học sinh trường Gateway tử vong: Khởi tố tài xế Doãn Quý Phiến
Thời điểm bắt đầu giới thiệu sữa cho trẻ
1. Trẻ từ 1 tuổi về sau, có thể giới thiệu sữa tươi thanh trùng nguyên kem từ động vật, bao gồm sữa bò hoặc sữa dê.
Lí do chọn sữa thanh trùng nguyên kem là để trẻ đảm bảo nhận đủ dinh dưỡng và chất béo cho quá trình phát triển não bộ. Không nên chọn loại ít béo hoặc tách béo.
2. Trẻ từ 2 tuổi về sau, có thể giới thiệu sữa tươi tiệt trùng. Ở độ tuổi này, sữa chỉ là 1 khẩu phần ăn cân bằng cung cấp canxi tầm 300mL/ngày như các loại thức uống hay thực phẩm ăn nhẹ khác như sữa chua, phô mai. Tùy theo cân nặng của trẻ mà bạn chọn nguyên kem hay ít béo. Nếu trẻ thừa cân béo phì thì nên chọn loại ít béo.
3. Tại sao không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi?
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phù hợp dung nạp sữa tươi ở giai đoạn này. Chỉ có sữa mẹ hoặc sữa công thức sơ sinh là phù hợp.
Sự khác nhau giữa sữa thanh trùng và tiệt trùng
Thông thường chúng ta dễ dàng phân biệt 2 loại này dựa vào thời hạn sử dụng hoặc điều kiện bảo quản sản phẩm
*Sữa thanh trùng: thời hạn sử dụng ngắn <30 ngày, cần bảo quản lạnh. Do đó, trong siêu thị sữa thanh trùng thường ở khu vực lạnh. Sau khi mở nắp nếu dùng không hết phải giữ ở nhiệt độ lạnh như trong tủ lạnh, dùng trong 3 ngày.
*Sữa tiệt trùng: Thời hạn sử dụng dài hơn, từ 6-12 tháng, không cần bảo quản lạnh. Do đó, thường nằm trên kệ thực phẩm khô bình thường. Mở nắp cần bảo quản lạnh và dùng tốt nhất trong 3 ngày.
Cả hai loại này đều có dạng nguyên kem và ít béo. Dạng nguyên kem chứa 3.5 -4% là chất béo thường được khuyên cho trẻ dưới 5 để hổ trợ chất béo trong phát triển não bộ. Thành phần này có thể đọc trên nhãn. Tuy nhiên, các bé sau 2 tuổi nếu thừa cân béo phì thì nên chọn dạng ít béo hoặc tách béo (có % chất béo ít hơn) để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến béo phì ở trẻ.
Nên cho trẻ uống liều lượng như thế nào?
*Trẻ 1-2 tuổi: Tổng sữa các loại 500mL/ngày. Riêng các bé bú mẹ hoàn toàn thì duy trì theo nhu cầu các bé. Lí do phải giới hạn 500mL/ngày để giúp bé có thể ăn tốt thức ăn trong các bữa.
*Trẻ 2 tuổi: chỉ cần duy trì 1 khẩu phần 200-300mL/ngày. Nếu thay thế bởi 1 loại thức ăn khác tương đương thì không cần uống sữa. Lí do duy trì chỉ đề hổ trợ cung cấp canxi cho trẻ, nếu những thực phẩm khác có giá trị canxi tương đương thì có thể thay thế ngang bằng.
Có nên thay thế bằng sữa hạt không?
Sữa hạt không phải sữa, nó thực ra là 1 dạng nước ép hạt. Hàm lượng chất béo có thể là khác biệt giữa nó với sữa tươi từ động vật. Có thể thay thế hay xen kẽ với sữa tươi tiệt trùng khi trẻ từ 2 tuổi vì lúc đó sữa chỉ như 1 khẩu phần phụ, đặc biệt khi bé thừa cân béo phì. Nếu muốn dùng thay thế sữa hạt từ 1-2 tuổi cho bé béo phì hay dị ứng đạm sữa thì nên tư vấn từ chuyên gia để bổ thêm những chênh lệch có thể có.
Sữa hạt cũng giống như sữa tươi động vật không giới thiệu trước 1 tuổi.
Một số loại sữa hạt thông dụng như sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa hạt óc chó,…riêng sữa gạo thì không khuyên dùng cho trẻ dưới 5 tuổi.
Tầm quan trọng của sữa
Nhiều cha mẹ cho rằng uống nhiều sữa có thể bù ăn cho con, để con cao lớn. Nhưng suy nghĩ này là chưa đúng. Sữa trước 6 tháng tuổi có vai trò sống còn với trẻ vì đó là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Nhưng, từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì trẻ bước sang giai đoạn thích nghi để chấp nhận 1 dạng thức ăn mới và vai trò của sữa cũng dần được thay thế. Đó là quy luật tự nhiên. Do đó,
6 tháng – 1 tuổi: Sữa vẫn chiếm vai trò quan trọng giữa giai đoạn chuyển tiếp và trưởng thành của hệ tiêu hóa. Sữa cung cấp năng lượng, vi chất và chất béo quan trọng.
Từ 1-2 tuổi: Vai trò sữa chỉ giữ vai trò trong cung cấp chất béo và bù thêm năng lượng cho hoạt động của trẻ, nhưng không thể thay thế hoàn toàn năng lượng từ thức ăn.
Từ 2 – 6 tuổi: Sữa chuyển vào vai trò chuyên biệt cho 1 vài chức năng. VD, cung cấp thêm canxi cho chế độ ăn, cung cấp thêm năng lượng nếu cả ngày bé phải đi học vận động nhiều hoặc cung cấp thêm vitamin khoáng dạng tiện lợi khi bữa ăn trẻ quá giãn cách hoặc trẻ không có thời gian ăn theo bữa. Điều này cho thấy sữa là không thể thay thế bữa ăn của trẻ.
Do đó, việc phát triển hành vi ăn uống tốt là cần thiết, hơn là cho trẻ uống sữa bù cho nó.
Hâm nóng sữa: đúng hay sai?
Nhiệt độ lạnh hay nóng không liên quan đến những vấn đề sức khỏe như viêm họng hay lạnh bụng. Đó là suy nghĩ chưa đúng.
Viêm họng thường do vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh. Đau bụng sau uống sữa là liên quan đến chất lượng sữa (sữa có bị ôi chưa? điều kiện bảo quản có tốt không? vi khuẩn xâm nhập vào chưa?) do đó việc uống sữa ấm hay lạnh không thể gây bệnh vì các lí do sau:
*Nhiệt độ của sữa sẽ thay đổi bằng nhiệt độ thân nhiệt khi vừa vào cơ thể
*Một số cha mẹ lo lắng uống sữa lạnh dễ gây xưng và viêm họng. Điều này không đúng vì sữa lạnh khi qua thực quản tốc độ dẫn truyền nhanh, chưa kịp tác động lên bề mặt tiếp xúc để có thể gây tổn thương do nhiệt.
Chuyển từ từ loại sữa: Ví dụ nếu trẻ đang dùng sữa công thức thì chuyển dần sữa công thức sang sữa tươi thanh trùng: mỗi ngày 1 ít, trong 5 tuần chuyển hẳn sang sữa tươi thanh trùng nguyên kem.
Hạ thấp dần nhiệt độ sữa: Để bé thích nghi và thay đổi khái niệm về sữa, mẹ có thể hâm sữa ở nhiệt độ nguội hơn vài độ. Ví dụ: bạn hạ thấp nước ấm trong ly dùng để làm ấm.
Theo Bác sĩ Anh Nguyễn