Nhiều mẹo vặt trị nghẹt mũi và cảm cúm cho bé ‘cực’ hiệu quả

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do sức đề kháng còn non nớt nên mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là những ngày trời mưa trẻ dễ bị sổ mũi và cảm cúm.

Bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, không ngủ được, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé.

Để trị dứt điểm các triệu chứng cảm cúm nhẹ, mẹ không nhất thiết phải cho bé đi gặp bác sĩ. Một vài gợi ý sau sẽ giúp mẹ đối phó với chúng dễ dàng  hơn.

Sổ mũi, nghẹt mũi

Những ngày này, Sài Gòn thường mưa về chiều đây là thời điểm các bé tan trường, dễ bị ướt mưa, đặc biệt những ngày đường phố bị ngập. Khi gặp mưa, bé dễ bị cảm cúm, sổ mũi và ghẹt mũi. Các biểu hiện cụ thể, người sốt nhẹ, nước mũi chảy, nghẹt mũi. Khi bé gặp các triệu chứng này mẹ nên làm như thế nào? Rất dễ thôi mẹ hãy làm theo những cách sau nhé:

so muiTrẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi nên dùng nước muối sinh lý để làm lỏng chất lỏng.

– Cho trẻ uống nhiều nước, và nhớ uống nước ấm nhé. Đừng cho bé uống nước đã dễ khiến trẻ bị viêm họng. Nước sẽ làm lỏng chất nhầy, giúp bé dễ chịu hơn.

– Nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý, Natri clorid 0,9% loại dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Dùng dụng cụ hút mũi (với trẻ dưới 1 tuổi) hoặc dạy bé “xì mũi” với những trẻ lớn. Sau khi sử dụng, mẹ nên rửa sạch, rồi nhúng qua nước đun sôi có chút muối để sát khuẩn.

– Cho bé nằm ngủ với máy phun sương, máy phun sương sẽ làm lỏng chất dịch nhầy, để bé dễ chịu và ngủ ngon hơn.

– Cho bé tắm nước ấm.

– Khi ngủ nhớ kê cao đầu, nên nằm nghiêng sang một bên, hạn chế nằm ngửa.

Lưu ý: Mẹ không được dùng các dung dịch xịt mũi có bán ở các hiệu thuốc tây, vì chúng sẽ làm bệnh của bé nặng thêm mà thôi. Chỉ được dùng dung dịch nước biển Natri clorid 0,9%  để nhỏ mũi cho bé.

Khi nào thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ:

– Số mũi kéo dài, kèm sốt cao

– Trẻ xuất hiện các triệu chứng cảm cúm, rét run, đau ê ẩm khắp người, nôn ói hoặc bị tiêu chảy.

Nhỏ nước muối sinh lý đúng cách cho bé:

Bước 1: Mẹ đặt bé nằm trên giường, ở tư thế nằm ngửa, kê cao chân, đầu thấp hơn.

Bước 2: Một tay giữ cố định cằm của bé, tay còn lại cầm lọ nước muối nhỏ một bên mũi.

Bước 3: Sau khoảng từ 1-2 phút mẹ dùng dụng cụ hút mũi, để làm sạch chất nhầy cho bé.

Bước 4: Lặp lại tương tự với bên mũi còn lại.

Cảm cúm và sốt

Trẻ bị cúm thường xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, người ớn lạnh, đau nhức mình mẩy, kèm theo các triệu chứng cảm lạnh như ho, sổ mũi. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Làm gì khi bé bị cúm.

Cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm

Sick little girl with thermometer in bed

 Nên cho bé uống thuốc hạ sốt.

Nếu trẻ sốt cao nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Nên chọn dạng si -rô để trẻ dễ uống. Bên cạnh đó, có thể chườm nóng cũng giúp bé hạ sốt nhanh.

– Nên cho bé nghỉ ngơi, ăn uống bổ dưỡng tránh vận động quá mức. Nên ăn thức ăn dạng lỏng, ấm. Tránh đồ ăn khó tiêu hóa.

– Nếu trẻ bị nôn nên cho bé ăn từng ít một, để tránh bị nôn. Đồng thời, cho bé uống nhiều nước, nếu cần thiết nên uống thêm dung dịch điện giải oral để bù mất nước.

– Không cho bé ngâm nước trong bồn tắm để hạ sốt, điều này sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Mở điều hòa ở nhiệt độ 28 độ C, mặc quần áo rộng rãi, thoáng đãng.

Mẹo cho mẹ: Khi bé cảm cúm mẹ có thể nấu cháo gà, thêm chút gừng tươi và cho bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cháo gà giúp tăng sức đề kháng, gừng giúp làm ấm cơ thể giải cảm rất tốt.

Mẹo: Sau khi con của bạn có một cơn nôn mửa hoặc tiêu chảy, trộn ba ounce nước với một nhúm nhỏ muối và một nhúm nhỏ đường, và đưa nó cho con bạn một vài ngụm tại một thời điểm. Muối bổ sung dưỡng chất gì đã mất, và đường sẽ giúp các muối được hấp thụ.

Khi nào thì nên đưa bé đi bệnh viện:

– Trẻ sốt cao, kéo dài không thể hạ sốt.

– Trẻ nôn mửa nhiều, môi khô, khát nướ, nước mắt khô, da mềm nhão, khô miệng la flúc nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.

Viêm Họng

Trẻ bị viêm họng thường cảm thấy đau rát, ngứa, khó nuốt. Dù không nguy hại cho sức khỏe nhưng điều này sẽ khiến cho việc ăn uống của bé gặp không ít khó khăn.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng:

viem

Trẻ bị viêm họng không nên uống nước đá.

– Cho trẻ uống acetaminophen để giảm đau.

– Đặt máy phun sương ở trong phòng ngủ của bé để tạo đổ ẩm, giúp bé dễ thở, làm lỏng chất nhầy, từ đó làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, nghẹt mũi.

– Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm, hoặc nước muối pha loãng.

– Uống nước nóng để giúp làm ấm cơ thể, và tăng lưu thông máu đến cổ họng giúp bé mau khỏi bệnh. Mẹ cũng có thể cho bé chanh hoặc mật ong cũng giúp giảm triệu chứng đau họng. Lưu ý: Mẹ không cho bé dưới 1 tuổi uống mật ong.

– Không cho trẻ uống nước đá, kem

– Tránh đồ chiên xào, cay nóng.

Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ:

Đau họng có thể khỏi sau 1 tuần nhưng nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như:

– Ăn uống khó khăn

– Có dấu hiệu bị sốt, sưng hạch thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ.

Hạ Vi (Phụ Nữ Ngày Nay)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN