Cách để có nhiều sữa cho con bú là một trong những vấn đề được khá nhiều bà mẹ sau sinh quan tâm.
- Bí quyết giúp trẻ thích thú và tự động đọc sách
- 7 vật dụng ai cũng biết là độc hại nhưng vẫn sử dụng hàng ngày
- 5 “vật bất ly thân” của hội niềng răng dù có đi đâu cũng nhất định phải mang theo
Chăm con là cả một quá trình lâu dài và không hề dễ dàng gì, đặc biệt là đối với những “mẹ bỉm” trẻ tuổi, lần đầu có con. Tuy nhiên, có rất nhiều kinh nghiệm, mẹo vặt thiết thực mà không sách vở nào chỉ dạy được các bố mẹ áp dụng đã mang lại hiệu quả không ngờ.
Con chậm “ị” thì phải làm sao?
Trẻ bình thường, bú mẹ hoàn toàn thì mỗi ngày đi ngoài khoảng 3-5 lần, phân sệt, có mùi chua, nếu trẻ ăn sữa bò thì 1 ngày khoảng một lần, phân thành khuôn, có mùi thối.
Nếu trẻ vài ngày mới đi ngoài 1 lần và phân không bị khô, cứng thì trẻ có thể mắc chứng chậm đi ngoài. Trong trường hợp này, mẹ nên cho trẻ bú no, mát-xa bụng quanh rốn cho trẻ hằng ngày (xoa bụng từ phải sang trái, từ dưới lên trên), hoặc cầm chân trẻ cho trẻ tập ‘đạp xe đạp’ lúc trẻ thức chơi và không ăn no. Nếu làm như vậy, không cần điều trị gì tình trạng chậm đi ngoài của trẻ sẽ tự khỏi.
Làm thế nào để mẹ có nhiều sữa
Không phải ai cũng may mắn có nhiều sữa sau sinh con. Cách để có nhiều sữa cho con bú là một trong những vấn đề được khá nhiều bà mẹ sau sinh quan tâm.
Một trong những bí quyết để kích thích sữa về mà mẹ có thể tự thực hiện tại nhà là chườm nóng kết hợp massage ngực, đồng thời chườm nóng cho vai và lưng trước khi cho con bú. Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ sau khi sinh không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần để chăm sóc con chu đáo mà còn là nền tảng quan trọng để mẹ có đủ sữa cho con.
Làm gì để giảm đau cho con khi mọc răng?
Với trẻ nhỏ, mọc răng có thể là một trải nghiệm không mấy dễ chịu gì. Trong khoảng thời gian này, bé thường quấy khóc ban đêm vì nướu bị đau, sưng. Vì bé còn rất nhỏ nên bố mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Các bé đang thời kì mọc răng thường chảy nước dãi rất nhiều. Để phòng ngừa kích ứng, viêm da, vi khuẩn xâm nhập khiến cơn đau của bé trầm trọng thêm, hãy dùng một miếng vải nhỏ mềm, sạch để lau cằm cho bé thường xuyên. Bên cạnh đó, hãy làm mềm làn da vùng môi và cằm bé bằng dầu dừa để ngăn chặn việc da bị ướt vì nước bọt. Việc này sẽ giúp bé ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, tránh cho bé khỏi viêm nhiễm.
Để tránh nướu răng bị sưng và viêm, nên cho bé ăn những món mềm vào buổi tối. Những món ăn cứng có thể giúp giảm đau tạm thời nhưng sau đó sẽ khiến nướu bị sưng đau, làm bé khó ngủ. Một số món ăn mềm được nhiều bà mẹ sử dụng là: các món nghiền, mì ống và sữa công thức.
Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc bé quá đau, bậc phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Mẹo để con không bị sốt sau khi tiêm phòng
Bị sốt sau tiêm phòng là trường hợp nhiều bé bị. Trẻ bị sốt nhẹ, đau và sưng sau khi tiêm phòng là phản ứng rất bình thường. Có rất nhiều cách để giúp con không bị sốt, tùy vào kinh nghiệm của từng người.
Một trong những cách đơn giản nhất là trước khi con đi tiêm phòng và sau khi con đi tiêm phòng về, mẹ nên nấu một nắm lá tia tô để uống, hoặc mẹ mua lá tía tô về rửa sạch rồi ăn sống, sau đó cho con ti càng nhiều càng tốt.
Đặc biệt là lúc đi tiêm, nên mặc quần áo thông thoáng thoải mái cho con. Khi tiêm về hãy thường xuyên đo nhiệt độ cho con, lau mát người và chườm chỗ tiêm cho con bằng khăn mát. Không được dùng đá hay nước đá vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
Trên đây là những kinh nghiệm chăm con được nhiều mẹ truyền tai nhau, thử nghiệm và cũng khá thành công. Hy vọng việc chăm con của những bà mẹ trẻ sẽ không còn khó khăn nữa!
Queenie Pham