23 tháng Chạp hàng năm là ngày đưa ông Táo về trời – một tập tục truyền thống từ bao đời nay của nước ta.
Theo truyền thuyết dân gian, ba vị Táo quân gồm Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là những vị thần cai quản hoạt động của gia chủ, quyết định sự may mắn, phúc phần và giữ bình yên cho gia chủ. Do đó, tục đưa ông Táo về trời mang ý nghĩa cầu mong sự ấm no, đủ đầy chứ không hẳn chỉ mang ý nghĩa thờ thần Bếp mà thôi.
Thế nên để cúng đưa ông Táo về trời trong ngày 23 tháng Chạp, theo truyền thống từ xưa, số lượng cá cần có phải là 3 chứ không phải một cặp như mọi người vẫn nghĩ. Cá chép từ xưa đến nay được xem là “phương tiện” để ông Táo cưỡi về trời. Đây là hình ảnh tượng trưng cho “vượt vũ môn hóa rồng” – biểu tượng của sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong mọi việc. Và đây cũng là loài cá quen thuộc trong cuộc sống người Việt.
Khi chọn cá chép để cúng đưa ông Táo về trời, bạn nên lưu ý chọn con màu đỏ, khỏe mạnh. Nếu chạm tay vào mặt nước thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá nên mua. Khi mua về rồi, nếu còn lâu mới đến giờ cúng, bạn nên cho cá vào bát nước sạch, bỏ thêm cọng rêu nhỏ nữa. Nếu không có cá sống, bạn có thể sử dụng cá giấy cũng không sao vì chủ yếu là ở lòng thành của bạn mà thôi.
Khi thả cá xuống để phóng sinh, bạn nên nghiêng thau đựng cá từ từ xuống mặt nước, đừng thả từ trên cao xuống, cũng không nên dùng tay vớt cá ra. Đặc biệt, tuyệt đối không ném cả túi cá xuống sông, hồ vì đó là cách bạn làm ô nhiễm môi trường, làm xấu đi hình ảnh phóng sinh cá.
Chạp, đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp bởi sau thời gian này ông Táo đã về đến trời rồi nên việc cúng đưa ông Táo không còn ý nghĩa nữa.
Theo Trí Thức Trẻ