Những sai lầm thường gặp trong phòng và điều trị bệnh tay chân miệng

Nếu không quan sát kỹ, các dâu hiệu sốt, phát ban, nổi mụn nước,… có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh như thủy đậu, dị ứng, nhiễm trùng máu,… dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh tay chân miệng và để lại hậu quả nghiêm trọng.

1. Thiếu kiến thức gây khó khăn trong việc điều trị

Tay chân miệng là bệnh có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Ví dụ, khi trẻ xuất hiện các nốt lở trong niêm mạc miệng, nhiều người lại lầm tưởng là triệu chứng của bệnh viêm loét miệng hoặc viêm họng thông thường. Các nốt mụn nước, phát ban ở lòng bàn chân, tay lại có thể gây nhầm lẫn với bệnh thủy đậu, dị ứng,…

Nguy hiểm hơn, khi trẻ có biểu hiện khò khè, khó thở do các biến chứng bệnh tay chân miệng gây ra, cha mẹ lại lầm tưởng là biểu hiện của viêm phế quản hoặc viêm phổi. Đây chỉ là một vài trong rất nhiều trường hợp nhận diện bệnh không chính xác, dẫn đến việc điều trị bệnh tay chân miệng không được thực hiện đúng cách, dẫn đến nhiều nguy hiểm.

nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-phong-va-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng1-15345038673091530713026 Triệu chứng của tay chân miệng dễ gây nhầm lẫn với các loại bệnh khác (Ảnh: Internet)

Do đó, việc nhận diện đầy đủ và chính xác các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng là rất quan trọng. Ví dụ, phụ huynh có thể quan sát các tình trạng của các vết loét miệng, bóng nước phát ban để phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác khác có dấu hiệu tương tự.

Các vết loét miệng là các bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân do bệnh tay chân miệng gây ra thường có đường kính nhỏ 2-3 mm. Ngược lại, viêm loét miệng (áp-tơ) thường gây ra các vết loét sâu, đường kính dưới khoảng 1cm, thậm chí từ 1-3cm.

Mặt khác, các bóng nước ở vùng đầu gối và mông do bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trên nền hồng ban nhưng không gây đau hoặc ngứa. Trong khi đó, bệnh dị ứng thường làm xuất hiện hồng ban to nhỏ khác nhau, gây ngứa và không nổi mẩn trên đa. Hồng ban do sốt phát ban lại thường có dạng sẩn và xuất hiện kèm hạch sau tai.

Trong điều trị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cũng cần lưu ý tới các biểu hiện lạ của trẻ để đề phòng biến chứng. Khi trẻ có các biểu hiện như giật mình liên tục, mất bình tĩnh, chới với, nổi nhiều mụn nước,… nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm. Nếu để lâu, các biểu hiện này có thể chuyển sang dạng nặng hơn, dẫn đến sốt cao, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.

nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-phong-va-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng2-1534503867312555315731 Cần lưu ý các con đường lây truyền bệnh khi phòng và điều trị bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, trong phòng và điều trị bệnh tay chân miệng, cần lưu ý các con đường lây truyền bệnh để có biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp. Đây là bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người thông qua dịch tiết mũi họng, nước bọt và phân của bệnh nhân. Những thói quen của trẻ như cho tay, đồ chơi vào miệng, bốc đồ ăn, rửa tay không đúng cách,… có thể làm lây lan hoặc nhiễm bệnh.

Để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả, điều quan trọng nhất là luôn giữ tay sạch khuẩn, đặc biệt là trong mùa dịch. Việc rửa tay cần được thực hiện đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi cầm nắm các vật dụng nơi công cộng,… để đảm bảo không làm lây nhiễm mầm bệnh vào cơ thể.

2. Những sai lầm thường gặp trong phòng và điều trị bệnh tay chân miệng

2.1. Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng duy nhất có thể mắc bệnh tay chân miệng.

Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng nhạy cảm nhất với bệnh, nhưng không phải đối tượng duy nhất có thể mắc bệnh. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh ở tuổi 10-13 nhưng không được điều trị bệnh tay chân miệng kịp thời, dẫn đến tử vong.

nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-phong-va-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng3-15345040042681284317281 Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng bao gồm cả trẻ trên 10 tuổi (Ảnh: Internet)

2.2. Trẻ chỉ mắc tay chân miệng 1 lần trong đời

Thực tế, có nhiều chủng virus có thể gây bệnh tay chân miệng, tương đương với số lần trẻ có thể mắc tay chân miệng. Thậm chí, có những trường hợp phải tái nhập viện để điều trị bệnh tay chân miệng ngay sau khi vừa khỏi bệnh.

2.3. Virus gây bệnh chỉ lây truyền giữa trẻ nhỏ

Thực tế, virus tay chân miệng hoàn toàn có thể tồn tại trong cơ thể người lớn mà không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Do đó, việc trẻ bị nhiễm virus gây bệnh từ người lớn là hoàn toàn có thể xảy ra.

2.4. Trẻ bị bệnh tay chân miệng không cần cách ly

Trẻ đang điều trị bệnh tay chân miệng nên được cách ly nhiều nhất có thể. Virus gây bệnh tay chân miệng và các loại bệnh lây lan qua đường hô hấp nói chung rất dễ bám vào tay, chân, quần áo, đồ dùng,… và khiến bệnh lây lan rộng.

nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-phong-va-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng4-1534503867318328885024 Lưu ý trong phòng và điều trị bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

2.5. Không rửa tay bằng xà phòng

Đây là một trong những sai lầm tiêu biểu trong phòng và điều trị bệnh tay chân miệng. Chỉ rửa tay bằng nước không thể loại bỏ virus gây ra các loại bệnh truyền nhiễm, trong đó có tay chân miệng. Ngoài ra, việc rửa tay bằng xà phòng cũng cần được thực hiện đủ thời gian và lựa chọn loại xà phòng có công dụng diệt khuẩn phù hợp.

Theo Thảo Ngân – phunuvietnam.vn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN