Nên nhớ, trẻ con ngày này khác thời chúng ta: càng cấm cản thì trẻ càng muốn làm. Do đó, chỉ có cách hướng dẫn cho trẻ làm tốt song song giúp chúng hiểu lí do là cách giáo dục tốt và hiệu quả nhất.
Tại sao cần dạy trẻ cách tự bảo vệ sức khỏe?
Nên nhớ, trẻ con ngày này khác thời chúng ta: càng cấm cản thì trẻ càng muốn làm. Do đó, chỉ có cách hướng dẫn cho trẻ làm tốt song song giúp chúng hiểu lí do là cách giáo dục tốt và hiệu quả nhất.
Dạy trẻ cách tự tăng cường sức khỏe bằng cách nào?
Với các trẻ từ 3 -10 tuổi, là phù hợp dạy trẻ 3 điều cơ bản, nhưng ngăn ngừa trên 60% các bệnh thông thường trong độ tuổi này như bệnh cảm cúm và tiêu chảy. Trong thời điểm dịch cúm đang lan rộng thì ngoài việc bố mẹ nhắc nhở mỗi ngày việc tự bảo vệ mình thì chính trẻ cũng cần ý thức hơn.
1. Dạy trẻ rửa tay đúng cách
*Dạy trẻ quy trình rửa tay:
Trước khi dạy trẻ quy trình, trẻ cần hiểu tại sao lại cần rửa tay. Một số câu hỏi cần được cha mẹ mở rộng và trò chuyện hằng ngày với trẻ như:
Tại sao chúng ta không nhìn thấy vi trùng? Câu trả lời gợi ý như: Vì mắt chúng ta chỉ nhìn thấy ở 1 giới hạn nhất định về khoảng cách và kích thước. Cho ví dụ cụ thể cho trẻ hiểu. VD về khoảng cách: nếu con đứng xa hơn chỗ này, con vỗ tay bao nhiêu cái mẹ không nhìn thấy được. VD về kích thước: đặt hạt cát mịn vào tay trẻ, và nói nếu nhỏ hơn hạt cát mịn này con sẽ không nhìn thấy nữa, vi trùng có kích thước nhỏ hơn hạt cát này nhiều lắm, nên con không nhìn thấy được.
Làm sao biết vi trùng tồn tại trên tay? Đây là lúc bạn cho trẻ biết nhưng nơi nào có thể chứa nhiều vi khuẩn. VD sau khi chơi cát, sau khi hắt xì hơi…
Quy trình rửa tay cần được dạy theo từng bước để trẻ dễ dàng làm theo bạn. Bạn hãy nói cho trẻ từng bước, trẻ con tuổi này rất hứng thú học về quy trình.
Dạy trẻ hắc xì hơi đúng cách
Chúng ta cần dạy trẻ nguyên tắc hắt xì hơi đúng cách và hiểu tại sao hắt xì hơi như vậy là đúng.
*Dạy trẻ hiểu lí do
Đây là 1 số cách gợi ý khi trò chuyện cùng trẻ, hãy lồng vào khi đọc sách hoặc vui chơi cùng trẻ:
- Dạy trẻ hiểu khi hắt xì hơi, cái gì sẽ văng ra ngoài?
- Vi trùng liệu có nằm trong nước bọt/nước mũi, đặc biệt khi con bị bệnh
- Vi trùng sẽ làm chúng ta bị bệnh, giống như con đang bị bệnh vậy?
- Vậy có nên chia sẻ vi trùng cho bạn con không?
Hãy lắng nghe và trao đổi ý kiến cùng trẻ vì đó là cách không chỉ dạy trẻ hiểu biết về sức khỏe mà còn giúp con bạn tư duy.
*Dạy cách hắt xì hơi đúng
Hãy cho trẻ biết cái gì con có thể hắt xì hơi vào như khuỷa tay và khăn giấy.
- Hắt xì hơi vào khuỷa tay của con. Con có biết tại sao không? Vì nơi đó xa bàn tay con nhất và vi trùng khó đi đến bàn tay của con và không văng trúng bạn con. Hãy làm mẫu và cho trẻ làm theo.
- Một cách khác, con có thể hắt xì hơi vào khăn giấy. Điều gì kế tiếp với chiếc khăn giấy? Đợi trẻ trả lời. Bạn nói tiếp: Đúng rồi, chúng ta không nên chia sẻ vi trùng, hãy bỏ nó vào thùng rác.
Giúp trẻ bổ sung thực phẩm dinh dưỡng từ việc ăn vặt, dạy trẻ hiểu thực phẩm cần thiết cho sức khỏe như thế nào?
Ngoài ra, thực phẩm cũng là “lá chắn” rất hiệu quả mà những “anh hùng nhí” của chúng ta cũng từng xuyên từ chối. Chúng ta biết thức ăn nào có lợi cho sức khỏe của trẻ và thường ép trẻ ăn, nhưng, thường không thành công vì chúng chẳng hứng thú gì. Hãy chọn cách tiếp cận thông qua những lúc bé vui chơi để dạy bé bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng một cách vui vẻ nhất:
- Đầu tiên, chọn thực phẩm dạng ăn vặt, gọn và tiện để không trì hoãn thời gian chơi của trẻ là cách tiếp cận thông minh: vừa giúp trẻ có thói quen lựa chọn những món ăn vặt tốt vừa bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ hoạt động vui chơi.
- Những thực phẩm ăn vặt dinh dưỡng như trái cây xiên que, tôm chiên, trứng cút luộc, sữa chua… Các mẹ cũng có thể chọn những loại sữa chua uống, tiện lợi và giàu dinh dưỡng cho trẻ uống như những bữa phụ dù ở nhà hay ở trường, VD như Fristi, chứa nguồn chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời chứa các vitamin thiết yếu cần như vitamin A, nhóm B và vitamin D giúp tăng đề kháng cho trẻ.
- Cho trẻ biết tại sao có lợi cho trẻ? VD, cầm chai sữa lên và nói: “mẹ có mua cho Bin thứ này, anh hùng nhí của mẹ hãy nạp năng lượng để luôn khỏe mạnh nhé”… chỉ trẻ biết những hình vitamin này trên chai nằm ở đâu, nó sẽ giúp con chống lại vi trùng, cũng chứa chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Đừng ngần ngại trả lời câu hỏi tại sao của trẻ. Đó là cơ hội để giúp trẻ mở rộng như vitamin A có thể tìm thấy trong rau củ trái cây màu đỏ như cà rốt, cà chua…Chất xơ cũng có trong rau xanh nè Bin, bẻ cọng đậu que, cho trẻ thấy sợi xơ dẻo dai như thế nào. Xây dựng kiến thức về dinh dưỡng đúng là những lúc tiếp cận tích cực này.
- Tận dụng cơ hội này để nói về những chất khác để giúp trẻ thích thú hơn trong việc bổ sung những thực phẩm đầy dinh dưỡng mà không cần gượng ép. VD, Khi nói về đạm, có thể mang những khối xếp hình chơi với trẻ và xếp 1 hình chữ nhật, để 1 chỗ trống. Chất đạm như những viên gạch này nè Bin, nếu con ăn không đủ, áo giáp của con sẽ bị 1 lỗ hỏng này, liệu con có dễ bị đánh bại không. Vậy 1 ngày con cần ăn 6 miếng thịt, tương đương 6 miếng ghép để có áo giáp hoàn hảo.
Dù uống gì, ăn gì, trẻ con cần được dạy nguyên tắc, trẻ sẽ hiểu và làm đúng nguyên tắc. Đừng áp đặt để trẻ làm theo vì những đứa trẻ thế hệ Anpha này sẽ làm ngược lại nếu chúng ta cố áp đặt hay ngăn cấm chúng.
Theo Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn
Notes
CDC (2020) Teaching Children About the Flu Lesson: Plans and Activities for Child Care and Early Childhood Programs.
Kessler H. S. (2016). Simple interventions to improve healthy eating behaviors in the school cafeteria. Nutrition reviews, 74(3), 198–209.