Dạy con yêu thương hay đề phòng?

Làm cha mẹ, chắc hẳn ai cũng mong muốn nuôi dạy con mình trở thành một người tốt, có ích cho cộng đồng, có lòng nhân ái và biết yêu thương. Một trong những hạt mầm đầu tiên cả phụ huynh lẫn các trường mẫu giáo đều ươm vào đầu con trẻ là giúp đỡ bạn, quan tâm ông bà, yêu thương em nhỏ và giúp đỡ người xung quanh khi gặp khó khăn…

Untitled

Tuy nhiên, trên thực tế, bản thân cha mẹ không thể phủ nhận rằng việc giúp đỡ một ai đó không phải lúc nào cũng mang lại những kết quả tốt và mang tính giáo dục hiệu quả.

“Nhân chiều cuối tuần, trời mát mẻ, hai mẹ con tha nhau ra phố đi bộ. Cả tuần rồi do công việc khá bận nên mình không dành thời gian nhiều cho bé Bông, đi được vài vòng loanh quanh phố xá thì hai mẹ con gặp một bé trai tầm 8-10 tuổi, ăn mặc phong phanh, chân tay lem luốc, cầm xấp vé số mời mua. Thấy thương tâm vì còn nhỏ thế mà đã phải bươn chải mưu sinh từ sớm, nhìn lại thấy con mình cũng còn may mắn được sống đủ đầy và yêu thương nên mình mua ủng hộ hai tờ vé số rồi hai mẹ con lại dắt nhau đi, trước khi đi không quên nhắc Bông chào tạm biệt anh rồi đi. Vừa đi mình vừa dặn con lấy đấy làm bài học, phân tích cho con thấy hoàn cảnh của nhiều người còn khó khăn, vất vả nên mình phải giúp đỡ khi có thể. Ấy vậy khi về đến nhà, sờ đến tờ vé số xem lại thì bàng hoàng nhận ra cậu bé ấy đưa cho mình mấy tờ vé số quá hạn. Mình thầm nghĩ, riết rồi chẳng biết cái xã hội này có thể tin được ai, khi ra đường chả biết đâu là thật, đâu là giả, đặc biệt là với trẻ nhỏ, mình hi vọng dạy con để con biết yêu thương, chan hòa, giúp đỡ mọi người, nhưng những trường hợp như thế này làm mình phải cảnh giác hơn và cảm thấy quan ngại lắm. Mà không biết có nên nói lại với con không, nói thì giải thích sao cho con vừa biết giúp người mà lại phải đề phòng, quá khó! ” – tâm sự của chị N.T.H.H có cô con gái nhỏ vừa tròn 4 tuổi.

50465242_2146423375687881_8911658982846758912_n

– Một trong những việc gần gũi nhất mà cha mẹ có thể làm là tập cho trẻ có thói quen chia sẻ, giúp đỡ việc nhà, giúp ông bà, cô giúp việc. Việc làm này giúp trẻ có xu hướng thích vận động, có tinh thần hỗ trợ mọi người và tăng tương tác để thấu hiểu suy nghĩ của những người xung quanh.

– Vào mùa hè, kỳ nghỉ, cả nhà cùng nhau tham gia các hoạt động tình nguyện, chương trình từ thiện, đến thăm trại trẻ mồ côi để trẻ cảm nhận được niềm vui khi được giúp đỡ san sẻ, phát triển tìm cảm, xây dựng thêm nhiều mối quan hệ xã hội.

– Khuyến khích trẻ tham gia ủng hộ quần áo, giày dép, sách vở, đồ chơi để làm từ thiện, từ đó trẻ sẽ có ý thức được việc san sẻ đồ dùng của mình cho người khác. Việc làm này giúp con bạn cảm nhận được tình thân ái, yêu thương với các bạn đồng lứa ít may mắn hơn mình.

– Hướng bé tham gia các hoạt động mang tính cộng đồng, các sự kiện vẽ tranh, nhặt rác, chạy bộ để bảo vệ môi trường, sự kiện giờ trái đất để con trẻ hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng cũng như hành động vì những người xung quanh.

– Cho trẻ tiếp xúc với động vật, thực vật, đưa trẻ đến vườn bách thú, bách thảo để trẻ có cơ hội nhìn ngắm, sờ, âu yếm, chăm sóc cây cối, các con vật…

50428378_351128359058371_2818587788536971264_nCuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, có người tốt, kẻ xấu, và vốn không có thước đo nào cụ thể để đong đếm phẩm chất đạo đức của một con người. Đây chính là mối lo ngại của hầu hết các bậc làm cha làm mẹ hiện nay, nhưng không phải vì thế mà bài học yêu thương, giúp đỡ mọi người phải loại bỏ trong giáo án của phụ huynh và các cô. Hãy để trẻ biết yêu thương giúp đỡ người khác nhưng không để lòng tốt của các con bị lợi dụng, dạy con cách nhìn nhận cuộc sống đa chiều hơn, cho con cơ hội tiếp xúc với sự vật, sự việc xung quanh.

Việc cân nhắc, chắt lọc và xử lý thông tin để bé ý thức được lí trí và cảnh giác là cần thiết nhưng vẫn cần giúp đỡ người gặp khó khăn là việc có thể làm với các bé đã lớn, đã có nhận thức. Còn với trẻ nhỏ hơn, các ông bố bà mẹ có thể giáo dục trẻ thông qua các hoạt động khác cùng cha mẹ, người lớn, có kiểm soát và giải thích để hình thành thói quen.

Giang Nguyễn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn
CHIA SẺ

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN