Muốn phòng virus Corona, mẹ có nên đeo khẩu trang cho trẻ sơ sinh?

Nhiều người mẹ đã đeo khẩu trang cho đứa con mới sinh của họ để phòng virus Corona. Điều này có nên không?

Bản thân trẻ sơ sinh là những người bị suy giảm miễn dịch đặc biệt. Trẻ sơ sinh có nhiều điều khác với trẻ lớn thậm chí người lớn. Vậy mẹ nên chăm sóc bé như thế nào để phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona?

Đảm bảo thông gió trong phòng

Bạn nên đảm bảo thông gió trong phòng chăm sóc em bé, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp. Nếu sợ em bé bị lạnh, bạn hãy đưa em bé sang phòng khác, sau đó mở cửa để thông gió rồi lại mang em bé trở lại.Muốn phòng virus Corona, mẹ có nên đeo khẩu trang cho trẻ sơ sinh

Khử trùng vật dụng cho bé

Bạn nên khử trùng các đồ dùng, vật dụng cho bé. Bạn cũng nên sử dụng một thùng rác chuyên dụng có nắp đậy trong phòng của bé. Hãy thường xuyên làm sạch, khử trùng thùng rác này.

Đo thân nhiệt của bé

Không giống như trẻ lớn hơn, trẻ sơ sinh thường không bị sốt. Mẹ nên thường xuyên đo thân nhiệt của bé, khi thân nhiệt bé tăng lên, mẹ nên đưa bé đến khám ở bệnh viện. Hãy đo nhiệt độ trẻ vào buổi sáng và buổi tối và ghi lại vào sổ. Nếu bạn thấy trẻ có các triệu chứng như sốt, bú kém hoặc khó thở, hãy đưa bé đến bệnh viện để phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng 2019-nCoV.

Muốn phòng virus Corona, mẹ có nên đeo khẩu trang cho trẻ sơ sinh1

Khử trùng tại nhà

Bạn có thể khử trùng mặt bàn, giường, cũi hoặc các bề mặt mà trẻ sơ sinh thường xuyên tiếp xúc bằng dung dịch chứa clo. Đối với các mặt hàng chịu nhiệt như bình sữa, núm ti giả, bạn có thể đun sôi trong 15 phút để khử trùng.

Không nên đeo khẩu trang cho trẻ

Trẻ sơ sinh có thể tích phổi nhỏ và khẩu trang không được thiết kế cho trẻ sơ sinh. Vì thế, mẹ không nên đeo khẩu trang cho bé. Trên thực tế, trẻ em dưới 3 tuổi không nên đeo khẩu trang.

Cách ly mẹ và các thành viên khác trong gia đình

Nếu người mẹ không may bị nhiễm 2019-nCoV, trẻ sơ sinh thường được đề nghị cách ly trong 14 ngày. Bất kỳ thành viên nào trong gia đình có tiền sử nghi ngờ phơi nhiễm hoặc các triệu chứng lâm sàng tương tự nên tránh tiếp xúc với người chăm sóc và trẻ sơ sinh để tránh lây truyền virus gián tiếp hoặc trực tiếp.

Ngoài ra, bé không nên bú sữa mẹ trong quá trình mẹ bị nhiễm 2019-nCoV. Sau khi cách ly, các bà mẹ có thể cho con bú. Trong quá trình tách mẹ và con, người mẹ nên vắt sữa thường xuyên để duy trì việc cho con bú.

Theo Quỳnh Trang (emdep.vn)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN