Ngày thơ bé, chúng ta có thể hỏi cha mẹ tới hàng ngàn những câu “tại sao?” và vỡ òa vì “kho tàng” kiến thức mà cha mẹ mang lại. Thế nhưng, khi đã trưởng thành có bao nhiêu người tìm về cha mẹ để lắng nghe một lời khuyên nhủ, chỉ dẫn về kinh nghiệm sống?
Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra những giá trị ấy thực sự quý báu. Liệu khi đó, ta còn cơ hội để học hỏi từ mẹ cha một lần nữa?
Cứ 2 bậc cha mẹ thì có 1 người luôn muốn truyền lại những giá trị đến thế hệ sau
Đó là một thực tế hết sức thú vị đã được hé mở thông qua khảo sát mới được công bố bởi công ty Abbott Việt Nam. Những giá trị truyền thống ấy xuất phát từ kinh nghiệm sống thực tế và quý báu mà các bậc cha mẹ đã tích lũy và sàng lọc qua rất nhiều năm.
Ngay trong một gia đình có sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông – Tây như của ca sĩ Phương Vy, thì mẹ của Vy – cô Thanh Mai, vẫn luôn miệt mài giúp cháu ngoại nuôi dưỡng những nét đẹp truyền thống của người Việt.
Xuất hiện trong chương trình “Điều mẹ cha chưa kể” của Ensure, cô từng thổ lộ: “Chồng Vy là người nước ngoài nên cách dạy con khác với chúng tôi lúc xưa. Do đó, tôi không can thiệp và rất tôn trọng phương pháp dạy trẻ hiện đại của vợ chồng con. Duy chỉ có lúc cháu nói chuyện với ông bà là mình sẽ tập cho cháu nói tiếng Việt, nhớ tiếng Việt. Bởi vậy mà bé có thể lúc trước nói với ba bằng tiếng Anh nhưng ngay khi quay sang trò chuyện cùng ông bà thì chỉ dùng tiếng Việt, không hề xen vào chút tiếng Anh nào!”.
Rất nhiều bậc cha mẹ mong muốn trao lại các giá trị truyền thống quý báu cho thế hệ tiếp theo
Câu chuyện của chú Bùi Văn Trung, một khách mời khác trong chương trình, có lẽ sẽ thức tỉnh rất nhiều người trưởng thành đang bận rộn với cuộc sống mưu sinh. Bởi “tài sản” đắt giá nhất mà chú cố gắng trao truyền cho thế hệ sau, không phải điều gì xa vời, lớn lao mà chính là lòng nhân ái. “Mình làm việc thiện, bỏ việc ác, có tiền cũng được, không có tiền cũng không sao vì mình đâu thể đói được. Tới giờ, tôi vẫn tự hào là con trai mình chưa bao giờ làm điều sai trái. Tôi coi đây là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời mình và luôn muốn bảo vệ điều đó”.
Nhiều người trong chúng ta sẽ thấy hình ảnh của bản thân mình, những người trưởng thành mải miết theo đuổi công việc riêng, hoài bão riêng ở người con của chú Trung, anh Bùi Hiếu. Ngay tại chương trình, anh xin cha mình “cho con một năm hoặc năm rưỡi để theo đuổi thành công” và chú đáp lại rằng “ba cho con cả cuộc đời!”.
Như một liên kết nối dài qua nhiều thế hệ, nét đẹp từ lòng nhân ái đó được chú Trung thừa hưởng từ người mẹ của mình. Chú bồi hồi nhớ lại: “Hồi má tôi bán thuốc Tây, nhiều bệnh nhân tới mua thuốc nói họ không có đủ tiền, má vẫn sẵn sàng cho thiếu, miễn sao người bệnh uống đủ liều để hết bệnh. Xung quanh nhà má không thiếu các cửa hàng thuốc, vậy mà mọi người lại chỉ đến mua chỗ má tôi. Đó là giá trị về lòng nhân ái mà tôi học được từ má”.
Tuy các giá trị mà cha mẹ truyền lại cho chúng ta cực kỳ đáng giá nhưng không phải ai cũng thấu hiểu điều đó một cách rõ ràng. Theo khảo sát của Abbott, có khoảng 41% con cái nhận ra các giá trị này. Không hẳn con cái vô tâm, nhưng dường như nhịp sống tất bật dễ cuốn những người con trưởng thành theo một guồng xoay bất tận. Để rồi có những lúc, những người con ấy sẽ giật mình khi nhận ra: Mình đã để lỡ cả một “kho tàng” quý báu ngay trong nhà!
Luôn trân trọng “kho tàng” quý giá từ mẹ cha
Tại buổi chia sẻ “Điều mẹ cha chưa kể”, ông Douglas Kuo, Tổng Giám đốc Abbott Việt Nam chia sẻ cùng những người con trưởng thành: “Cha mẹ – những người truyền dạy cho con cháu đạo lý làm người và các giá trị truyền thống chính là kho báu vô giá ngay trong mỗi gia đình mà không phải người con nào cũng nhận ra. Tuy nhiên, thời gian ở bên họ là hữu hạn: Cha mẹ chúng ta đang thật sự già đi từng ngày”.
“Tôi nhận ra thời gian ở bên mẹ cha sẽ không còn nhiều”. Đó chính là điều mà Đỗ Hải Anh, nghệ sĩ ballet quốc tế và từng là quán quân cuộc thi “Thử thách cùng bước nhảy”, nói trong nghẹn ngào ngay trên sân khấu của chương trình “Điều mẹ cha chưa kể”. Một động lực to lớn khiến cô có thể cố gắng gấp đôi, gấp ba bình thường. “Vì mẹ thích đi du lịch nên tôi sẽ đưa mẹ đến thật nhiều nơi. Tôi luôn cố gắng thành công để làm cho mẹ vui”.
Chương trình “Điều mẹ cha chưa kể” mong muốn xóa mờ khoảng cách giữa hai thế hệ để những người con thấu hiểu mẹ cha
Cũng như Hải Anh và rất nhiều người con trưởng thành luôn hướng về cha mẹ, sau khi nghe được những trăn trở giấu kín từ mẹ của mình, Phương Vy đã khẳng định chắc chắn “Mẹ của Vy không được buồn, vì cuộc đời này Vy sống là để làm cho mẹ vui”.
Và đó hẳn cũng là lời thầm hứa của hàng triệu người con, khi xem video clip “Điều mẹ cha chưa kể” được Ensure truyền tải, như một thông điệp về giá trị của các đấng sinh thành, nhằm xóa nhòa khoảng cách hai thế hệ.
Sống chậm lại một chút để cho mình có được vài giờ ngồi bên cha mẹ, thử lắng nghe những điều cha mẹ kể như thuở ấu thơ, hỏi han cha mẹ từng vấn đề sức khỏe sau tuổi 50, và ân cần chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, từng ly sữa bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Đó là cách để có thể lắng nghe “Điều mẹ cha chưa kể”, rồi bạn sẽ thấy mình nhận lại được biết bao điều quý báu từ mẹ cha!
Phương Anh