Học mẹ Tây Tạng cách dạy con trở thành một đứa trẻ thông minh – độc lập và có trách nhiệm

Người Tây Tạng vốn được biết đến là những người có đức tính kiên nhẫn, khôn quan và có cái nhìn độc đáo về mọi mặt của cuốc sống. Vì thế, cách nuôi dạy con của các mẹ Tây Tạng cũng có những điểm rất đặc biệt. Họ giúp con trở thành một người độc lập, biết suy nghĩ trước sau và tôn trọng cha mẹ. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà cách họ nuôi dạy con cũng khác nhau.

Giai đoạn 1: trước khi 5 tuổi

tay tangHệ thống giáo dục Tây Tạng khuyến khích trong giai đoạn này, cha mẹ nên trò chuyện với con và xem con như một vị “vua hoặc nữ hoàng”. Đặc biệt, không nên ngăn cấm bất cứ điều gì hoặc trừng phạt trẻ.

Ở lứa tuổi này, trẻ tò mò, năng động và sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên trẻ chưa thể làm đúng mọi thứ được. Vì vậy, nếu con làm sai, làm điều gì đó nguy hiểm nên cố gắng xem xét đến cảm xúc sợ hãi của con, cố gắng chuyển sang một sự chú ý khác. Cảm xúc là ngôn ngữ mà trẻ có thể hiểu rõ nhất trong giai đoạn này.

Nếu bảo bọc con quá mức hoặc cấm đoán con đủ điều, thì vô tình ngăn chặn khả năng tự vệ cũng như tư duy của trẻ sau này. Chúng sẽ luôn dựa dẫm và ỷ lại, làm theo mọi điều mà không cần phải suy nghĩ.

Giai đoạn 2: từ 5 đến 10 tuổi

tay tang1Bước sang giai đoạn này, con không được xem là “vua” hoặc “nữ hoàng” nữa, người Tây Tạng cho rằng đây là giai đoạn cha mẹ nên xem con như “một nô lệ”.  Tuy nhiên, phải thận trọng để không biến mình thành những ông bố bà mẹ tàn nhẫn với con cái. Giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu phát triển trí thông minh và tư duy lôgic, tính cách của trẻ cũng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này.

Giai đoạn này, cha mẹ nên đặt ra các mục tiêu cho con, đồng thời chỉ cho con cách để đạt được những mục tiêu đó. Nhưng cũng đừng quên nói cho con biết hậu quả khi con không hoàn thành những công việc được giao. Đây là cách để dạy con biết chịu trách nhiệm trước những hành động của mình. Đừng ngại giao cho con những nhiệm vụ khó vì chúng đã sẵn sàng để xử lý và học hỏi mọi thứ.

Nếu không thay đổi vai vế của con từ “vua” sang làm “nô lệ”, khi lớn lên trẻ sẽ không thể chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, sống không có trách nhiệm. Chúng sẽ luôn dựa dẫm, ỷ lại và không bao giờ cố gắng để đạt được điều gì cả.

Giai đoạn 3: từ 10 đến 15 tuổi

tay tang2Giai đoạn này, cha mẹ phải trò chuyện với con bình đẳng như những người bạn. Hãy nhớ rằng, cha mẹ là những người có nhiều kinh nghiệm sống, kiến thức sâu rộng, vì thế cách tốt nhất để truyền dạy cho con chính là trở thành bạn của con. Để con luôn mở lòng, chia sẻ, tâm sự, hỏi ý kiến khi chúng gặp khó khăn, bế tắc. Tôn trọng con là cách đến gần với thế giới của con, để mở cửa tâm hồn con, để hiểu con, biết con đang gặp những rắc rối nào để hỗ trợ, chia sẻ, để gỡ rối cho con giúp con đi đúng đường, tránh cám dỗ, sai lầm.

Giúp con bằng cách khuyến khích con đưa ra ý kiến cá nhân, nhận lời tư vấn từ cha mẹ. Điều quan trọng là đưa ra những lời khuyên chứ không phải là mệnh lệnh, hay sự cấm đoán, áp đặt suy nghĩ của cha mẹ lên con.

Nếu cấm đoán con mọi thứ sẽ khiến con không thích gần gũi cha mẹ, không mở lòng, thậm chí có thể đặt con vào những tình huống nguy hiểm cho bản thân. Còn nếu bảo bọc con quá mức, lớn lên con sẽ luôn phụ thuộc vào ý kiến cha mẹ, luôn cần cha mẹ bảo vệ không tự bảo vệ được bản thân.

Giai đoạn 4: từ 15 tuổi trở lên

tay tang3

Giai đoạn này tính cách của trẻ được hình thành đầy đủ, vì thế điều cha mẹ cần làm là luôn tôn trọng con. Cha mẹ có thể đưa ra những lời khuyên, đừng bao giờ áp đặt ý kiến hay quan điểm của cha mẹ lên con. Nếu cho con được độc lập trong suy nghĩ, độc lập trong cách xử lý mọi thứ trong cuộc sống, lớn lên trẻ sẽ trở thành đứa trẻ độc lập, sống có trách nhiệm, biết bảo vệ bản thân và tôn trọng cha mẹ mình.

Thảo NguyênPhụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN