Mọi đứa trẻ sẽ trải qua sự biến đổi này như 1 phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, điều đáng lo nằm ở chỗ: Có những cái không nên hiểu, mà các bé có thể hiểu.
- Chơi game và dùng điện thoại lâu gây chảy máu não đột ngột: Đừng để bi kịch xảy ra với bạn
- Con gái 4 tuổi mê bơi lội của Hoa hậu Hà Kiều Anh
- Tổng hợp công thức nấu các món ăn tốt cho người loãng xương, giúp xương luôn chắc khỏe
Một điều cha mẹ thường không để ý hoặc lầm tưởng rằng: Trẻ vẫn còn nhỏ, không hiểu được những lời nói đùa vui của mình.
Điều này thực sự không đúng! Đôi lúc những câu đùa vui vô ý nói về trẻ hoặc ai đó có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý hoặc mờ mất hình tượng của bản thân trẻ hoặc của 1 ai đó. Đó là những chia sẻ từ những nhà nghiên cứu ngôn ngữ và tâm lý Canada, Đức, Anh và Mỹ, tại hội thảo cuối tháng 2 vừa qua tại ĐH Oxford, Anh.
Trẻ hóa độ tuổi hiểu sự phức tạp ngôn ngữ: tốt hay xấu?
Chúng ta sẽ bàn thêm 1 ít về sự phức tạp của ngôn ngữ ở điểm nào.
Chúng ta sử dụng ngôn ngữ ở những mức độ phức tạp khác nhau mà đôi lúc không để ý khi có cảm xúc xen vào, kể cả cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Ngôn ngữ châm biến, ngôn ngữ cường điệu hóa, ngôn ngữ ẩn dụ… là những cách phức tạp của ngôn ngữ, nó không trực tiếp đưa thẳng thông tin mà nó mươn hình ảnh để nói về thông tin, thậm chí có thể cho hình ảnh ngược với điều muốn nói để nói về thông tin muốn nói. Đó là sự phức tạp trong ngôn ngữ của chúng ta.
Ví dụ, bạn có thể nói: Cần bao nhiêu lần nữa mẹ nói con mới dừng hành động này hả?
Câu trả lời không phải là 2,3 hay 1 con số để chỉ số lần, mà chỉ đơn giản bạn đang muốn yêu cầu trẻ “hãy dừng hành động đó lại ngay!” bởi vì bạn thật mệt mỏi khi trẻ cứ làm điều này. Đó là sự phức tạp trong ngôn ngữ sử dụng.
Trẻ hiểu ý của bạn không?
Trẻ có đưa ra một con số cho câu trả lời của mình không?
Thực tế, trẻ bắt đầu hiểu sự phức tạp ngôn ngữ này từ tuổi rất sớm và thường sẽ không trả lời bạn con số.
Vậy, chúng ta nên đáng mừng hay đáng lo cho sự phát triển thông minh này?
Đáng mừng hay đáng lo?
Điều này là sự phát triển rất lớn về mối liên hệ giữa phân tích, nhận thức và hiểu ngôn ngữ. Là bước nhảy xa của nhận thức trẻ nhỏ, mọi đứa trẻ đều có bước nhảy này để trưởng thành. So với các bằng chứng trước đây, độ tuổi bắt đầu hiểu nó đã sớm hơn, từ 3-4 tuổi, so với trước đây là 8-10 tuổi. Kết quả đến từ các nghiên cứu mới và khảo sát trên những tình huống thực tế trong gia đình thật, thay vì các nghiên cứu trước đây tạo tình huống giả lập thực tế.
Vậy, mọi đứa trẻ sẽ trải qua sự biến đổi này như 1 phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, điều đáng lo nằm ở chỗ: Có những cái không nên hiểu, mà các bé có thể hiểu.
Ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức của trẻ
Có những cái chúng ta gọi là nói đùa vui miệng, nói chưa suy nghĩ, nói đằng sau ai đó…Trẻ có thể nghe và bắt đầu hiểu nó theo cách chưa hoàn chỉnh về tâm lý đón nhận, nhưng đã hoàn toàn hoàn chỉnh về hiểu ngôn ngữ. Vấn đề đáng lo hơn nhiều!
Điều này có thể làm trẻ lưu giữ những cảm xúc đó tại 1 phần trong não bộ. Tuy nhiên, việc sử dụng cảm xúc đó theo chiều tích cực hay tiêu cực trong đời sống sau đó của trẻ là điều mà khoa học chưa rõ. Đây là 1 số tình huống có thể xảy ra:
1. Cha mẹ cãi nhau hoặc li dị, mẹ ngồi nói xấu về cha, kể 1 số điểm không tốt về chồng. Đứa trẻ vô tình ngồi chơi hoặc bước vào phòng. Hình ảnh và cảm xúc về cha được đứa trẻ hiểu và bắt lấy lưu trữ, và không biết trẻ sử dụng nó như thế nào sau đó. Có thể trẻ lớn lên sẽ giống người cha đó hoặc, cũng căm ghét hành vi đó như người mẹ lúc này hoặc không.
2. Mẹ ngồi trò chuyện với người bạn. Người mẹ bỗng nhớ về hành động sai trước đó của đứa con, liền đem ra chế giễu cho vui. Đứa trẻ vẫn ngồi đó chơi vui vẻ. Khi bạn mang điều trẻ sai “nhai đi nhai lại”, trẻ hiểu và bắt lấy lưu giữ. Khi lớn lên, trẻ có thể trì chiết và nhai lại hoài hành động sai của bạn như cách bạn làm trước đây hoặc trẻ sẽ đi nói sau lưng bạn (có thể phát triển xa hơn là tính cách hay nói sau lưng người khác) hoặc không.
3. Có 1 số người mẹ thường hở 1 tí là thể hiện la cao giọng với trẻ như 1 câu cửa miệng, mà đôi lúc không có ý gì. Kiểu như, “trời ơi”, “khốn nạn cho thân tôi quá, nói hoài không nghe”, “ôi! mệt quá!”, “Chán thật!”…Đứa trẻ hiểu được rằng: đó là cảm xúc thể hiện và bắt giữ. Lớn lên đứa trẻ có thể trở thành 1 người luôn có câu cửa miệng vô nghĩa, mà đôi lúc làm người khác chán ghét hoặc chỉ với bạn trẻ thể hiện cảm xúc vô nghĩa này hoặc không.
Bạn thấy đấy, tự nhiên 1 đứa trẻ vốn hiền lành có thể trở thành 1 dạng người mà không ai thích, chỉ vì những lời bạ đâu nói đó của chúng ta. Trẻ hiểu từ ai trước tiên? Theo thứ tự giảm dần: Từ chính cha mẹ, sau đó bạn bè, thầy cô, mới đến xã hội. Làm tốt phần gia đình thì những ảnh hưởng khác thường không đủ mạnh vì khi đó trẻ đã có nhận thức tốt và hoàn chỉnh. Nếu hiểu được điều này, chúng ta cũng đừng đổ lỗi cho cô giáo và nhà trường.
Điều gì là nên làm?
1. Giảm bớt các lời nói thiếu suy nghĩ hoặc bị dẫn đường bởi cảm xúc, đặc biệt khi có trẻ xung quanh.
2. Bỏ việc nói sau lưng ai đó, bởi vì đôi lúc sau lưng bạn là con của bạn.
3. Khi trò chuyện với trẻ bạn có thể dùng bất kì hình thức phức tạp của ngôn ngữ như ẩn dụng, cường quá, nhân cách hóa. Trẻ sẽ học hiểu dần, trẻ dần phần triển nhận thức cao cấp. Tuy nhiên, lời nói phải có tình yêu trong đó, không nên có hận thù.
4. Giảm bớt những từ cảm thán vô nghĩa, mang ý tiêu cực.
5. Hãy luôn cho trẻ sự thật của thông tin, nếu thêm vào cảm xúc thì chỉ có cảm xúc yêu thương. Còn trẻ hiểu sự thật đó theo cảm xúc nào là của trẻ. Đó là cách nhận thức cao nhất. Ví dụ, bạn nói: Con cá sấu nhìn thấy ghê, đừng đứng gần nó ăn thịt con đấy
Bạn nhận ra có bao nhiêu sự thật và ý kiến trong câu nói của bạn? Sự thật=0, ý kiến (dọa, gắn ép ghê): 100%
Câu trả lời bạn nhận: Ôi sợ quá, đi thôi ba hoặc nó ăn thịt mình, cắn chết mình không ba?
Nội dung câu trả lời không thể mở rộng.
Bạn nên nói: Cá sấu thường sống trong nước, da nó xù xì mà dày lắm, răng nó nhọn, nó là loài hung dữ đó, nó thường ăn thịt động vật nhỏ.
Sự thật? Ý kiến?
Sự thật ở đây là 100% về môi trường sống, lớp da, răng và thức ăn để nói về nguy hiểm. ý kiến 0%
Trẻ khi nghe sẽ có nhiều điểm thảo luận vì có quá nhiều sự thật, sau đó, trẻ sẽ tự cho quan điểm của mình về loài vật này.
Đó là cách giáo dục về nhận thức cần dạy cho trẻ!
Theo Bác sĩ Anh Nguyễn