11 câu nói đứa trẻ nào cũng muốn thường xuyên được nghe từ cha mẹ

Người xưa có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trong nuôi dạy con cái cũng vậy. Muốn con trở thành những đứa trẻ mạnh mẽ, thông minh, tử tế và tự tin hơn không phải dạy con bằng đòn roi, những lời thóa mạ, ép buộc…11 câu nói dưới đây được khuyến khích nên thường xuyên nói với con nhiều hơn.

1

Khi trẻ mắc lỗi, lần đầu hoặc thậm chí vài ba lần chúng vẫn cần được cha mẹ bao dung, trẻ con mà, không biết thì dạy con từ từ. Chính sự bao dung, từ tốn, cảm thông trong lời ăn tiếng nói của cha mẹ sẽ nuôi dưỡng mối quan hệ cha mẹ và con cái bền chặt hơn. Trẻ sẽ thấy được gia đình là nơi con phạm lỗi vẫn được bao dung, chỉ có cha mẹ mới tha thứ và sẵn sàng ở bên cạnh con cả lúc con vinh quang hay lúc con đau khổ, thất bại. Đừng phạt con bằng những kỷ luật quá nghiêm khác, như vậy vô tình nuôi dưỡng trong tâm hồn con sự vô cảm, con sẽ không yêu quý gia đình và cha mẹ của chúng nếu như cha mẹ thường xuyên hà khắc với chúng.

2

Ba mẹ yêu con… đơn giản như vậy thôi nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng thường xuyên làm được, trẻ con luôn cần được cha mẹ vỗ về, tâm hồn con còn quá thơ dại chúng cần được nuôi dưỡng bằng những thứ đẹp đẽ, đầy tình yêu thường, nên dù bận rộn đến cỡ nào cũng hãy dành thời gian để chơi với con, trò chuyện với con khi con gặp trục trặc trong cuộc sống, sẵn sàng ở bên cạnh mỗi khi con cần.

3

Dù con bạn chưa thật sự xuất sắc so với đám bạn cùng trang lứa, con có thể không chơi bóng chày giỏi, không đá bóng hay nhưng con bạn lại có năng khiếu vẽ, âm nhạc, nhảy múa… những thứ mà những đứa bạn giỏi thế thao của con không làm được. Vậy thì há cớ gì mà phải đem con so sánh với người khác, khi con đã cố gắng chơi môn thế thao mà không thuộc sở trường của con, hãy khuyến khích con, động viên con cố gắng thay vì đả kích… những điều này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy an tâm vì ba mẹ luôn ủng hộ và đặt niềm tin vào chúng. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc vì nỗ lực của chúng được cha mẹ nhìn nhận và đánh giá. Sự khuyến khích tốt gấp vạn lần những lời phê phán, chỉ trích, hãy nhớ điều này bố mẹ các bé nhé.

4

Là con người thì không ai hoàn hảo, mà đã không hoàn hảo thì dĩ nhiên chúng ta người lớn sẽ có lúc, thậm chí nhiều lần phạm sai lầm với con. Không quan trọng lỗi đó lớn hay nhỏ, sai thì phải xin lỗi ngay cả với con của mình. Làm như vậy con sẽ không còn ấm ức, sẽ không cảm thấy cha mẹ chúng vô lý nữa, hơn trên hết chúng cảm nhận được mình được tôn trọng. Khi đã xin lỗi thì đừng bao giờ phạm phải nhiều lần cùng một lỗi đó nữa. Nếu bạn liên tục phạm phải cùng một lỗi con bạn sẽ cho rằng lời nói của cha mẹ không đáng tin, cha mẹ không biết giữ lời…

5

Con bạn gặp chuyện buồn, con bạn lo lắng, con bạn bực tức…chúng có quyền làm điều đó, việc cấm đoán không cho con thể hiện cảm xúc của bản thân là một lỗi lớn mà nhiều phụ huynh gặp phải. Hãy nhớ ai cũng có cảm xúc, cảm xúc của mỗi người ngay cả đứa trẽ cũng cần được tôn trọng, việc bạn cần làm ở im lặng ở bên nghe con tâm sự, con khóc hoặc động viên vỗ về con. Có như vậy con mới thấy được rằng cha mẹ thật đáng tin, mới làm bạn được với con. Điều này cũng không tốt cho con về sau, khi cấm đoán con vô tình bạn ngầm dạy cho con không được bộc lộ, thể hiện cảm xúc.

6

Trong những bước đi chập chững đầu đời, con sẽ luôn lo lắng, sợ hãi mọi thứ xung quanh, sợ vấp ngã. Việc cha mẹ cần làm không phải nắm chặt tay con dắt đi qua mọi gian khó trong cuộc đời, gánh bớt khó khăn, trải thảm lụa để con đi. Mà nên ở bên cạnh, dõi theo con, cổ vũ con, hướng con đi đúng đường, để con tự vượt qua khó khăn của chính mình, đi vững trên đôi chân của mình… như thế mới là điều tốt cho con.

8

Bằng cách cho con có quyền lựa chọn, bạn sẽ dạy cho trẻ biết cách điều chỉnh cuộc sống của mình, biết cách cân bằng giữa ham muốn của bản thân và yêu cầu của người lớn. Khi bạn cho trẻ có quyền được lựa chọn trẻ sẽ học được tính tự giác, khả năng hoàn thành công việc một mình và làm chủ được cuộc được thời gian của mình. Nếu áp đặt con làm theo những gì cha mẹ đặt ra lớn lên chúng sẽ trở thành một đứa trẻ thụ động, lệ thuộc vào người khác, không tự thu xếp được cuộc sống của mình.

9

Khi con vấp ngã, không chỉ trích, mạt sát con mà hãy nhắc nhớ con về những việc tương tự mà con đã làm được trong quá khứ. Bằng cách này, bạn sẽ khích lệ con, giúp con tự tin đứng lên đi tiếp khi vấp ngã.

10

Hôm nay con cảm thấy thế nào? Hoặc con có thích vào bếp với mẹ không… khi bạn đưa ra những câu hỏi như vậy trẻ sẽ rất thích vì chúng cảm nhận được cha mẹ tôn trọng và lắng nghe cảm xúc của chúng. Hơn nữa, những câu hỏi như vậy giúp nuôi dưỡng tình cảm gia đình ngày càng bền chặt hơn.

11

Khuyến khích con tự làm những việc trong khả năng con có thể làm được, đừng bao bọc và làm giúp con mọi việc. Vì như thế con bạn sẽ chẳng bao giờ tự làm được việc gì cả nếu không có người khác giúp đỡ. Để con một mình leo cầu thang, lần đầu tiên con có thể vấp ngã nhưng lần sau con sẽ cẩn thận chắc chắn không ngã nữa.

Bình Nguyên Phụ Nữ Ngày Nay

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN