Dạy bé tập nói như thế nào?

Nhiều cha mẹ lo lắng khi trẻ nói “ngọng”. Thực tế nói ngọng có thể tự sửa sau khi bé được 4 – 5 tuổi. Sau 4 – 5 tuổi nếu bé còn nói ngọng có thể cần hỗ trợ của chuyên gia.

Một báo cáo thú vị gần đây của Gs. Ajay từ BV St’Thomas (London, Anh) cập nhật về những đánh giá trong phát triển của trẻ nhỏ, trong đó có nêu rõ về tầm quan trọng của nhận thức ngôn ngữ và phát âm ở trẻ. Có những bằng chứng khoa học hiện tại cho thấy rằng quá trình phát triển nhận thức ngôn ngữ của trẻ có thể phát triển sớm trước khi trẻ bắt đầu nói. Hoạt động giao tiếp với trẻ không phải chỉ trẻ bắt chước bạn để nói, mà giúp phát triển nhận thức ngôn ngữ, một điều rất quan trọng cho sự phát triển nhận thức toàn diện ở trẻ nhỏ.

Độ tuổi nào bé bắt đầu nói?20. dạy con tập nói

Từ 8-12 tháng tuổi: bé bắt đầu làm những âm thanh đa dạng, có thể hét lớn, la, cười ra tiếng, hoặc nói mama, baba, babii,…Nghe có vẻ không phải là từ chính xác, nhưng việc bắt chước và tạo âm thanh là phổ biến ở tuổi này.

18 tháng tuổi – 30 tháng tuổi: đây là thời điểm đa phần các bé sẽ học nói với số từ đa dạng, có thể 2-3 từ, cũng có thể chỉ những từ đơn.

Từ 15 tháng – 24 tháng: Theo Gs. Shah (ĐH Chicago, Mỹ) cho biết tuổi này bé thường có sự phát triển não bộ nhanh hơn thời điểm trước đó vì là giai đoạn chuyển tiếp, nên lúc này bé có thể sẽ trở nên ít nói hơn, có thể sẽ không nói những từ mà bé hay nói trước đó như DẠ hoặc BA. Và bạn cũng không nên quá ngạc nhiên tại sao lúc này, bạn yêu cầu bé “dạ” hay “ạ” 1 ai đó, mà bé cứ lầm lì không nói gì, đừng quá lo lắng, chỉ đơn giản là lúc bé đang chuyển tiếp để học ngôn ngữ.

Những cột mốc đánh giá trẻ đang phát triển nhận thức ngôn ngữ

A. Khi trẻ 12 tháng tuổi
Có thể gọi được mẹ, mama, baba. Bé biết cách sử dụng các cử chỉ như lắc đầu, vẫy tay, kéo tay mẹ hay chỉ.
Có thể sử dụng ít nhất 1 vài cặp phụ âm như P, B hoặc B trong lúc nói. Trẻ cũng có khả năng hiểu hoặc đáp ứng với từ “Không”, “tạm biệt”, hoặc “chào”…
Có thể chủ động chỉ khi nhìn thấy những vật chuyển động hoặc khi bạn di chuyển những vật trong tầm mắt trẻ trẻ chú ý. Đến 15 tháng tuổi, trẻ nên nói được ít nhất vài từ.

B. Khi Trẻ 18 tháng tuổi
Trẻ có thể chỉ được ít nhất 1 bộ phận trên thân thể của bé khi được hỏi.
Con cố tìm cách giao tiếp với bạn khi muốn điều gì hoặc chỉ bạn điều trẻ muốn. Trong giai đoạn này, trẻ có thể nói ít nhất 6 từ.

C. Khi trẻ 19-24 tháng tuổi
Thông thường trung bình trẻ có thể thêm ít nhất 1 từ mới mỗi tuần.

D. Khi Trẻ 24 tháng tuổi
Đáp ứng tốt với những lời chỉ dẫn đơn giản của bạn. Chẳng hạn như: Con ngồi đây chờ mẹ.
Bắt đầu biết bắt chước từ, lời nói hoặc hành động của người khác, có thể ghép 2 từ để nói. Bé cũng bắt đầu biết chức năng của 1 số vật dụng quen thuộc trong nhà.
Khi bố mẹ đọc sách cho nghe, trẻ biết chỉ vào hình khi gọi tên nhân vật trong sách hoặc đáp ứng những câu hỏi hoặc chú ý đến việc bạn đang nói hay đang đọc.20. dạy con tập nói1

E. Khi trẻ 25 tháng tuổi
Con có thể sử dụng câu đơn 2-4 từ hoặc hỏi bạn 1 số câu cơ bản, đồng thời nói tên những bộ phận trên cơ thể trẻ hoặc tỏ ra hiểu nhưng không trả lời.
Ví dụ bạn hỏi: “Miệng con đâu?”. Trẻ có thể trả lời, nhưng cũng có thể chỉ cười và nói “con không biết” hoặc tỏ ra chú ý nhưng không muốn trả lời. Điều này cũng là một phản ứng bình thường của trẻ vì lúc này trẻ đng phát triển sự ngại để chuyển tiếp sang giai đoạn đánh giá thông tin sau này.

Tập bé nói như thế nào?

* Từ khi 4 tháng tuổi, luôn nói với bé khi ôm bé, khi thay tả cho bé, khi cho bé bú, khi vuốt ve hay mát-xa bé. Bé thích nghe giọng mẹ nói từ độ tuổi này, sau 5 tháng bé thích nghe giọng của cha và mẹ. Và sau 6 tháng bé thích nghe giọng tất cả mọi người. Hãy luôn trò chuyện với bé, và khi nghe bé lập lại từ đó thì cha mẹ cũng lập lại từ đó 1-2 lần để cho bé nghe làm theo.

*Từ 8 tháng -12 tháng: luôn trò chuyện với bé những câu ngắn như:
Con giỏi quá!, con ăn cháo nhé

*Từ 15 -30 tháng: bạn nên hỏi bé những câu hỏi khi đọc truyện cho bé nghe, để bé có thời gian suy nghĩa (khoảng 10 giây) để trả lời. Hoặc có thể nói câu cầu khiến như “nhặt gấu Teddy lên”, “mẹ đóng cửa sổ ” hoặc ” đến giờ ngủ rồi”. Đừng quá lo lắng hay cảm thấy stress khi bé không muốn lập lại, hoặc không nói. Đơn giản là bé chưa biết cách nói như thế nào, bé sẽ phải học hỏi nhiều lần và bắt chước rất nhiều lần để có thể ghép 2-3 từ với nhau.

Trước 1 tuổi, bạn có thể nói ngọng như bé cho bé thích thú những từ bé cố phát âm được. Nhưng sau 1 tuổi, khi bé nói từ đó, bạn đừng nói bé sai, mà chỉ đơn giản nói lại từ đó với phát âm đúng là được.
VD: Trước 1 tuổi, bé nói “be”, và chỉ vào hình em bé và bạn cũng nói “be”, để bé hứng thú lập lại. Nhưng sau 1 tuổi, bạn chỉ vào hình và nói là “bé”

*Khi tập nói cho bé nên tìm môi trường không nhiều âm thanh như TV để bé có thể nghe bạn nói rõ và lập lại.

Nói ngọng20. dạy con tập nói2

Nhiều cha mẹ lo lắng nhiều khi trẻ nói “ngọng”. Thực tế nói ngọng bé có thể tự sửa sau khi bé được 4.5 tuổi. Sau 4.5 tuổi nếu bé còn nói ngọng có thể cần hỗ trợ của chuyên gia. Tùy theo mức độ mà sự can thiệp sửa cho bé lâu hay nhanh, nhưng hầu hết các bé đều sửa thành công hoặc chỉ để lại 1 vài âm không thể sửa được (không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phát âm của bé).

Cách hỗ trợ bé nói ngọng

*Khi bé nói ngọng một từ nào đó, bạn có thể để bé nói xong từ đó. Sau đó, nói lại cách phát âm đúng của nó. Đừng lo lắng, nếu bé không phát âm lại. Bé có thể chọn cách không nói hoặc không sẵn sàng nói lại. Trong trường hợp này bạn có thể kiên nhẫn đợi 1 dịp khác hoặc dùng 1 trò chơi “nhìn hình đoán chữ”. Cho bé xem hình, hỏi từ đó.
Đối với các bé lớn, cha mẹ có thể sửa phát âm sai của bé bằng 1 cái gương, chỉ bé xem cách bạn dùng lưỡi di chuyển như thế nào khi nói từ đó. Sau đó, yêu cầu bé nói lại và dùng lưỡi như bạn với hỗ trợ 1 cái gương để quan sát và sửa. Tránh gây áp lực cho bé lên sự ngọng ngịu vì áp lực tâm lý và xấu hổ có thể cản trở việc sửa thành công của bạn. Nếu cần giúp đỡ thì nên tư vấn chuyên gia.

Theo Bác sĩ Anh Nguyễn

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN