Thổi thức ăn cho nhanh nguội là thói quen vô cùng phổ biến khi chăm sóc trẻ nhỏ của người lớn nhưng hành vi này tiềm ẩn nguy hiểm hơn rất nhiều so với hình dung của hầu hết mọi người.
- 3 thực phẩm dành cho người mắc bệnh thiếu máu
- 9 điểm bất cẩn của cha mẹ khiến trẻ bị thương tật, thậm chí tử vong
Ngày nay, nhiều thói quen chăm sóc trẻ nhỏ đã thay đổi. Hành vi nhai cơm, mớm cơm cho trẻ dù đã không còn phổ biến nhưng việc thổi cho cơm, cháo nguội hay thơm, hôn lên mặt trẻ nhỏ vẫn còn rất phổ biến. Trên thực tế, đã có rất nhiều em bé trở thành nạn nhân của những hành động xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm này, có bé phải nằm viện dài ngày, thậm chí là không thể qua khỏi. Tuy nhiên, không vì thế mà tất cả mọi người đều chấm dứt các hành động tương tự.
Mới đây, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Đại học Y dược TP.HCM, người được biết đến với biệt danh “bác sĩ yêu trẻ con”, đã một lần nữa phải lên tiếng chỉ rõ những nguy hiểm khôn lường từ hành vi mớm, thổi thức ăn cho trẻ nhỏ và cả hành động thể hiện tình yêu thương như ôm, thơm trẻ.
Ở các nước phương Tây, khi gặp một đứa trẻ, người lớn thường nói “Hiiiii, sweetie” hay “ohmmm, so cute”, chào đứa bé, đùa với nó nhưng tuyệt nhiên không ôm hôn đứa bé ấy. Tương tự, họ chẳng bao giờ mớm thức ăn trong miệng mình rồi đút cho bé.
Chắc họ không yêu thương đứa bé nên mới không hôn bé? Hay họ không biết đến chuyện đứa nhỏ “cần” mớm thức ăn?
Bạn có biết rằng 1ml nước bọt chứa tới 100 triệu vi khuẩn không? Và chuyện bạn để cho người lớn mớm cơm rồi đút cho con nguy hiểm hơn hình dung của bạn rất nhiều.
Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ rằng chuyện mớm cơm cho con là hoàn toàn bình thường. Chính bản thân mình ngày xưa cũng được mẹ mớm cơm cho ăn và tới giờ mình vẫn còn nhớ rõ. Tuy nhiên, thời gian thay đổi và kiến thức y khoa cũng thay đổi theo. Có những việc trong quá khứ nó là bình thường nhưng khi con người nghiên cứu sâu thêm, điều đó có thể trở thành sai.
Đôi khi, chúng ta thường cảm mạo đơn thuần nhưng việc mớm thức ăn cho con vô tình lây truyền mầm bệnh cho con. Thực tế thì điều này rất khó nhận biết vì chúng ta thường không quan tâm đến những lần hắt hơi, sổ mũi nhè nhẹ của người lớn, nhưng đối với con nít thì đó là cả 1 vấn đề.
Tiếp theo, hành vi mớm cơm, ôm hôn trẻ còn mang theo vi khuẩn gây loét và ung thư dạ dày Helicobacter pylori (virus HP). Theo PGS, TS Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật thì 96,2% trẻ em Việt Nam dưới 8 tuổi bị nhiễm HP! Nghĩa là trong 100 trẻ Việt Nam dưới 8 tuổi, chỉ có 4 trẻ không nhiễm HP. Bạn có chắc con bạn là 1 trong 4 bé đó?
Bạn có từng mớm cơm cho con?
Bạn có từng để người lớn (bà nội/ngoại) mớm cơm cho con?
Bạn cho con ăn chung chén dĩa với người lớn?
Bạn để cho con mặc cho người lớn ôm hôn môi?
Bạn có dám chắc bạn không nhiễm HP? Vì 90% người nhiễm HP không hề có triệu chứng hay biểu hiện gì.
Chưa hết, bạn có biết đến siêu vi HPV – virus gây ra sùi mào gà trong dân gian hay gọi nhau ấy. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC thì HPV có thể gây ra hơn 6 loại ung thư khác nhau như cổ tử cung, tử cung ở nữ; ung thư dương vật ở nam; ung thư hầu họng và trực tràng. Bạn có chắc rằng người đang ôm hôn bé hoàn toàn không nhiễm HPV, đặc biệt là thói quen sinh hoạt tình dục của người Việt Nam đã thay đổi nhiều thời gian qua nên tỷ lệ HPV hầu họng đã tăng hơn nhiều trong quá khứ.
“Thổi phù cho nguội thức ăn” – hành động thường xuyên của người lớn dành cho con trẻ nhưng lại ẩn tàng nguy cơ bệnh tật! Đọc ngay
Rồi khi bạn tiêu chảy, bạn có chắc rửa sạch tay trước khi chạm bé? Hay là rửa đơn thuần bằng nước sạch rồi lao ra ôm bé, hôn hít bé?
Chưa kể Cytomegalovirus, enterovirus, viêm gan, lị amíp….
Tại Mỹ còn có nghiên cứu chứng minh bố mẹ nhiễm HIV mớm cơm cho con lây HIV cho bé. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng nghiên cứu đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho mọi người lúc ấy.
Tóm lại, đơn thuần mớm thức ăn cho bé, bạn “gửi” thêm 100 triệu vi khuẩn/ml nước bọt và gần chục loại có khả năng gây ung thư khác nhau.
Theo ngoisao.vn