Trầm cảm có thể bóp méo suy nghĩ của trẻ, làm trẻ cảm thấy giá trị bản thân bị thu hẹp lại.
- Mẹ Ninh Bình luyện con tự ngủ êm ru chỉ sau 1 tuần
- Để anh chị không tị với em sắp sinh, mẹ nên dạy con đầu điều gì?
Trầm cảm vốn là căn bệnh ít được mọi người quan tâm đúng mực và trầm cảm ở trẻ nhỏ lại càng không được để ý tới, thậm chí đa số đều nghĩ rằng “trẻ con thì có gì mà trầm cảm”. Tuy nhiên, trầm cảm ở trẻ em có xu hướng biểu hiện theo nhiều cách khác nhau hơn là ở người lớn.
Hầu hết trẻ em và thiếu niên bị trầm cảm sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và thường cảm thấy đau ở đâu đó trên cơ thể. Trẻ thường không thích thú với những thứ xung quanh, tự thu mình lại và tỏ ra chán nản. Trong tâm lý học gọi đây là mất khả năng trải nghiệm sự thoải mái, trẻ thường “đặt đâu ngồi đó” trong khi chơi, khi gặp bạn bè, ở trường và không hứng thú với những sở thích mà trước kia trẻ rất thích.
Tuyệt vọng và bất lực có thể biểu hiện ra một cách tiêu cực như tự nói chuyện, tự chê trách bản thân bằng các cụm từ như “Mình xấu”, “Mình không thể làm gì đúng cả”… Trầm cảm có thể bóp méo suy nghĩ của trẻ, làm trẻ cảm thấy giá trị bản thân bị thu hẹp lại. Trẻ sẽ cảm thấy mình vô giá trị, không ai thương nổi, vô dụng và ngu ngốc.
Mới đây, câu chuyện của một đứa trẻ chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc về những cảm giác khi bị trầm cảm suốt 10 năm mà mẹ không hề hay biết khiến các phụ huynh phải giật mình. Hơn một lần đứa trẻ này đã bảo mẹ đưa đi bác sĩ tâm lý nhưng đều bị gạt đi với lý do “đang yên đang lành” làm sao phải đi bác sĩ? Tâm lý đứa trẻ này đã bất ổn tới mức nhiều lần nghĩ đến chuyện tự tử nhưng người mẹ thì vẫn nghĩ con chỉ là nhõng nhẽo, đòi hỏi rồi kể với người khác như một câu chuyện cười…
– Mẹ ơi con có thể đến bác sĩ tâm lý được không?
– Đó là nơi dành cho những người đầu óc có vấn đề, con đang yên đang lành đến đó làm gì?
– Mẹ ơi, có thể dẫn con đến bác sĩ tâm lý được không?
– Tại sao con có suy nghĩ là con nên đến khám bác sĩ tâm lý?
– Tất cả chỉ là chuyện nhỏ, giải quyết là xong thôi!
– Mẹ ơi, con biết rõ con mắc bệnh về tâm lý!
– Tại sao con khóc? Rốt cuộc xảy ra chuyện gì? Mỗi lần mẹ hỏi, tại sao con không trả lời?
– Không cần để tâm, nó chỉ đang nhõng nhẽo! Nó chỉ muống ây sự chú ý đấy? Con không nhận thấy bản thân rất ấu trĩ à? Con bi quan là chứng tỏ bản thân chưa trưởng thành.
Ai cũng nghĩ trẻ con thì có gì mà trầm cảm. Ai cũng tưởng trầm cảm thì sẽ tự khỏi thôi. Bản thân đứa trẻ trong câu chuyện cũng từng nghĩ vậy, nhưng rồi đã 10 năm qua, đứa trẻ vẫn không thoát khỏi căn bệnh trầm cảm. Câu chuyện này như một lời nhắc nhở các bố mẹ nên quan tâm tới cảm xúc của con mình hơn thay vì suy nghĩ “trẻ con thì biết gì”.