Những đại kỵ trong lễ cúng ông Táo

Về lễ vật cúng Táo quân, theo chuyên gia Linh Quang, mâm cúng Táo quân tùy theo điều kiện từng gia chủ. Thông thường mâm cúng có đầy đủ các lễ mặn, lễ ngọt, bộ đồ quần áo 3 vị Táo quân và có thêm cá chép.

Riêng cá chép có thể là cá sống hoặc cá giấy. Cá sống cúng xong thì phóng sinh ra hồ. Cá giấy thì hóa sau khi cúng.

Nhiều nhà bắt cá chép rán lên để cúng ông Táo nhưng đây là điều đại kỵ khi cúng Táo quân các gia đình cần tránh không nên làm. Ngoài cá chép, tất cả các loại cá khác cũng không thể rán để đưa vào mâm cúng.

cung tao

Ảnh minh họa.

Các gia đình cũng cần quan tâm đến giờ cúng Táo quân. Cúng Táo quân thường phải cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp. Theo như quan niệm thì gia chủ phải cúng báo cáo trước để Táo quân còn tổng hợp rồi lên trời báo cáo, chứ lúc đến giờ đi rồi mới cúng sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Phong tục thờ cúng Táo quân là một tín ngưỡng văn hóa dân gian. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện nhưng ngày nay, tục lệ này cũng đang bị biến tướng, hiểu sai.

Các chuyên gia văn hóa cho rằng, lễ cúng Táo quân theo truyền thống đơn giản chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả nhưng ngày nay nhiều gia đình cầu kỳ trong sắm lễ, bày biện lễ lạt quá tốn kém.

Nhiều năm gần đây không hiếm cảnh gia đình bỏ hàng triệu mua vàng mã về đốt với niềm tin rằng dâng mâm cao cỗ đầy sẽ được Táo quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua những việc làm xấu trong năm. Điều này không chỉ gây tốn kém tiền của mà còn ảnh hưởng đến môi trường.

Cùng với đó, phóng sinh cá chép trong ngày cúng Táo quân sau khi cúng ra ao, hồ, sông suối là điều tốt đẹp, thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Song có nhiều người lại thiếu ý thức khi ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa nước cá xuống ao, hồ. Thả cá chép đúng là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá còn có cơ hội được sống.

Theo Giadinhnet

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN