Chúng ta luôn làm tất cả những điều tốt nhất để con yêu khỏe mạnh ngay khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, ngay sau khi bé được sinh ra, ngoài những công việc mà các bác sĩ và hộ sinh thực hiện tại bệnh viện, đây là những việc mà cha mẹ sẽ phải nhớ làm sớm khi bé chào đời.
Lưu giữ tế bào gốc cho bé từ máu cuống rốn
Y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện ra nhiều lợi ích kỳ diệu của tế bào gốc từ máu cuống rốn trẻ sơ sinh. Nguồn tế bào gốc này có khả năng miễn dịch cao và có thể sử dụng để chữa trị các chứng rối loạn di truyền, rối loạn máu hay gặp vấn đề về hệ miễn dịch cho bản thân em bé và người thân trong gia đình có chỉ số sinh học phù hợp. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lưu giữ tế bào gốc cho bé nếu gia đình bạn có đủ khả năng tài chính.
Lưu trữ máu nhau thai
Máu nhau thai có chứa nhiều tế bào gốc gấp 10 lần so với máu cuống rốn thông thường. Trên thực tế một đơn vị máu cuống rốn không chứa đủ tế bào gốc để điều trị cho một người lớn, do vậy bạn có thể nói với bác sĩ về việc lưu trữ lại máu nhau thai. Tại nhiều đất nước phát triển, nhau thai sau sinh cũng có thể được sự dụng để tạo ra các viên nang chống trầm cảm sau sinh và tăng nguồn cung cấp sữa mẹ.
Lưu trữ máu cuống rốn, máu nhau thai là việc cha mẹ nên làm cho con. (ảnh minh họa)Chậm cắt dây rốn cho em bé
Các nghiên cứu y học cho thấy, cắt dây rốn muộn không gây nguy cơ xuất huyết ở người mẹ và giúp cho em bé ít có khả năng thiếu sắt trong ít nhất 3 đến 6 tháng sau sinh. Việc cắt dây rốn sau sinh nên thực hiện sau ít nhất 2 phút khi em bé chào đời.
Bổ sung vitamin K cho trẻ
Vitamin K là yếu tố quan trọng giúp đông máu. Trẻ vừa sinh ra thường thiếu vitamin K và dễ có nguy cơ xuất huyết sau sinh và bị chảy máu nhiều nơi như cuống rốn, ngoài da và nghiêm trọng hơn là xuất huyết não, màng não. Vì vậy nên bạn nên tiêm bắp cho trẻ một liều 1mg vitamin K trong 6 giờ đầu sau sinh để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chị em cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc này để có lựa chọn đúng đắn.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt cho trẻ
Ngay sau khi sinh trẻ cần đươc các nữ hộ sinh nhỏ mắt hay tra thuốc mắt sau khi lau mắt trong vòng một giờ để tránh bị viêm kết mạc hoặc có thể bị mù do tác động của các vi trùng gây nhiễm khuẩn mắt như vi trùng bệnh lậu và trùng roi.
Tiêm vacxin cần thiết
Có một vài loại vac-xin không bắt buộc tuy nhiên bạn nên lựa chọn những gì tốt nhất cho con mình với sự tham khảo từ bác sĩ chuyên khoa.
Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để em bé sau sinh được tiêm những loại vacxin cần thiết. (ảnh minh họa)
Tiêm phòng viêm gan B
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng đáng sợ nhất trên thế giới. Hầu hết các em bé nhiễm viêm gan B tại thời điểm được sinh ra. Theo ước tính có khoảng 9000-18000 trẻ em nhiễm virus viêm gan B mỗi năm, vì vậy bạn nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ngay sau sinh.
Tuy nhiên, việc làm này cũng có thể gây ra những phản ứng không tốt cho trẻ. Vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có những lựa chọn tốt nhất cho bé.
Da tiếp da giữa mẹ và bé sau sinh
Ngay sau khi sinh, bé nên được đặt vào lòng mẹ càng sớm càng tốt. Sau khi trẻ sinh ra có thể chưa thích nghi với môi trường bên ngoài, sự tiếp xúc da thịt với mẹ sẽ tốt cho trẻ, chúng sẽ ít khóc hơn và bớt căng thẳng khi được mẹ ôm. Hãy chú ý là phải luôn có bác sĩ bên cạnh khi thai phụ ôm trẻ sau khi vừa sinh.
Tắm cho trẻ sau khi sinh ít nhất 24 giờ
Khi trẻ sinh ra làn da của bé được bảo vệ bởi một lớp màng giúp bé không bị nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch, màng này giúp da bé luôn mềm mại và dưỡng ẩm. Vậy nên sau khi sinh bạn có thể lựa chọn ôm bé để tiếp xúc “da kề da” và cho con tắm sau đó 24 giờ.
Theo Khám Phá