5 lưu ý quan trọng khi bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc

Trẻ 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập làm quen với thức ăn đặc, nhưng cho trẻ ăn như thế nào là an toàn, những thực phẩm nào có lợi cho bé? Bài này sẽ chia sẻ giúp mẹ những kiến thức quan trọng.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế và Hội Nhi Khoa Canada bắt đầu từ tháng 6, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể cho con làm quen với trứng, cá biển và đậu phộng. Tuy nhiên, mẹ phải theo dõi bé sau khi ăn nếu có biểu hiện dị ứng hoặc tiêu chảy nên ngừng ngay.

Việc cho trẻ ăn lòng đỏ trứng từ khi 6 tháng tuổi sẽ cung cấp cho trẻ một hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào bao gồm 14 dưỡng chất và vitamin cần thiết như vitamin A, D, E, folate, sắt, kẽm, và choline… những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé.

Khi bé đã sẵn sàng làm quen với thức ăn đặc mẹ phải nhớ 5 lời khuyên sau:

Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu sắt

thuc pham giau sat

Trong 6 tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức được cung cấp hàm lượng sắt đầy đủ. Nhưng bắt đầu từ tháng 6 tuổi trở, đi sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất cho bé. Lúc này, mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt, bởi chất sắt rất quan trọng cho sự phát triển trí não, cũng như sự phát triển toàn diện của bé. Nhóm thực phẩm được cho là giàu sắt có thể kể đến như các loại màu đỏ như thịt bò, thịt gà tây, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh nấu chín xay nhuyễn.

Thức ăn phải được nấu chín và nghiền nhuyễn

nghien

Trẻ 6 tháng tuổi, khi tập cho bé ăn thức ăn đặc, thực phẩm phải được nấu chín, sau đó xay nhuyễn và dùng thìa đút cho bé. Vì giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé chưa thể tiêu hóa thức ăn dạng thô, nguyên hạt. Dùng thìa đút từng miếng để bé không bị hóc, nghẹn… Trẻ 9 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn thô, trái cây mềm cắt hạt lựu, thịt bằm để bé luyện kỹ năng nhai.

Không nêm đường, muối và gia vị

them duong

Mẹ có thể dùng những thực phẩm chế biến cho cả nhà để nấu cho bé nhưng thức ăn của bé không cho đường, muối và các loại gia vị. Giai đoạn này, nếu cho gia vị vào sẽ hại não và đường tiêu hóa của bé. Mẹ có thể chuẩn bị bơ nghiền, chuối, ngũ cốc nguyên hạt cho bữa ăn nhẹ của bé.

Không ép bé ăn

ep an

Mẹ nhớ giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của bé, nên thức ăn đặc chỉ là một cuộc dạo chơi của bé mà thôi. Vì thế, mẹ không nên ép bé ăn dưới mọi hình thức, chỉ cho bé làm quen từ từ với thức ăn. Khi cho bé ăn thức ăn mới nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, làm quen 2-3 ngày. Khi ăn phải theo dõi nếu có biểu hiện tiêu chảy hoặc dị ứng thì dừng lại vài tháng mới cho bé ăn trở lại.

Cho bé ăn theo nhu cầu

an theo nhu cau

Thông thường 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn 2 bữa, một bữa chính và bữa phụ còn vẫn duy trì cho bé bú như thường. Nếu trẻ có dấu hiệu đói thì mới cho ăn, không ép ăn quá nhiều vì như thế không hề có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.

Hạ vi (Theo Todaysparent)

Bài viết cộng tác độc giả vui lòng gửi về email bientap@pnnn.vn

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN