Mẹ chắc hẳn rất hào hứng khi chào đón bé yêu đến với thế giới này, mẹ tượng tưởng bé yêu sẽ có khuôn mặt mũm mĩn, da mịn màng đáng yêu, đôi mắt tròn xoe biết nói, đôi môi chúm chím… nhưng trên thực tế lại chẳng giống như những gì mẹ đang suy nghĩ.
Sự thật thì bé mới sinh không đáng yêu như mẹ nghĩ đâu nhé. Nhưng mẹ cũng đừng vội thất vọng vài tuần sau sinh đôi mắt bé sẽ đẹp, làn da hồng hào, môi cười xinh thôi.
- Gợi ý cách chụp những bức ảnh cute và ý nghĩa cho baby mới chào đời
- 6 sai lầm cha mẹ nào cũng gặp phải khi làm những điều này vì nghĩ nó an toàn cho con
- Ngắm vẻ bụ bẫm đáng yêu cậu út nhà ái nữ Ivanka cháu ngoại Donald Trump
Bé mới chào đời nhìn rất buồn cười chứ không cute đâu mẹ nhé
Bé mới sinh da nhăn nheo, mắt sưng húp, da nhiều lông tơ. (Ảnh minh họa)
Trong quá trình chuyển dạ, em bé của bạn phải đi ống sinh nên sau khi chào đời da bé sẽ nhăn nheo, đầu méo móp, mắt sung húp, đôi mắt bé dính vào nhau, da bé có nhiều lông tơ. Ban đầu mẹ có thể hơi thất vọng chút xíu vì em bé không cute như mẹ vẫn tượng tưởng. Nhưng đừng quá lo lắng mẹ nhé, em bé nào mới chào đời cũng giống vậy thôi. Sau vài tuần baby của mẹ sẽ cute xinh xắn, đáng yêu thôi.
Đừng hi vọng bé sẽ nở nụ cười hay cử đáng yêu
Trong 6 tuần đầu bé yêu sẽ không cười với mẹ đâu nhé. (Ảnh minh họa)
Trong 6 tuần đầu tiên, dù bạn có cố gắng đến mấy, thì bé yêu của bạn cũng không thể tặng bạn nụ cười chúm chím hay khuôn mặt vui vẻ, hài hước để động viên những vất vả, mệt nhọc mà bạn đang phải trải qua đâu. Bởi rất đơn giản, giai đoạn này bé vẫn chỉ thích ăn và ngủ. Hãy đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, uống đủ lượng sữa mỗi ngày. Sau 6 tuần, bé sẽ giao tiếp với bạn nhiều hơn bằng cử chỉ, ánh mắt và nụ cười. Kiên trì chờ đợi rồi những cố gắng của mẹ sẽ được đền đáp xứng đáng thôi.
Khi bé chưa rụng rốn không nên ngâm bé trong chậu nước
Dây rốn của bé sẽ khô và tự rụng sau khoảng 15 ngày, trong thời gian này mẹ phải giữ cho cuống rốn của bé hợp vệ sinh, khô thoáng, tránh bị dính nước, phân, nước tiểu. Vì thế, khi tắm cho bé mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm, vắt nhẹ rồi lau từng bộ phận trên cơ thể bé. Khi tắm tránh để nước, bọt xà phòng bắn vào dây rốn bé. Sau 2 tuần, khi dây rốn rụng và khô, mẹ sẽ thoải mái cho bé tắm trong bồn nước mà không phải lo lắng điều gì nữa nhé.
Khi rốn chưa rụng, khi tắm không được ngâm mình bé trong chậu. (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Khi tắm cho trẻ sơ sinh nên tắm bằng nước ấm, thời gian tắm không quá 15 phút, khi tắm xong nhanh chóng lau khô người rồi quấn chăn, mặc quần áo dài tay cho bé. Ngoài ra, nên tắm ở nơi kín gió, tránh nơi gió lùa trực tiếp.
Đừng quá lo lắng nếu lỡ chạm vào thóp bé
Tất cả em bé mới sinh đều có phần mềm ở trên đầu, thường gọi là thóp. Trong quá trình sinh sản, họp sọ của bé phải đóng mở, thu nhỏ để đi qua ống sinh. Sau khi sinh 2-3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ, về sau dần dần thu nhỏ, tháng 12-18 thì khép lại. Thóp sau sinh ra đã gần khép hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau sinh là phải khép lại.
Sau 4 tháng thóp bé sẽ liền lại. (Ảnh minh họa)
Trong thời gian này, nếu mẹ lỡ chạm tay vào cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nên tránh chế va đập mạnh vào đầu cũng như thóp bé, vì vùng này chứa rất nhiều dây thần kinh nếu tác động vào khá nguy hiểm – tiến sĩ Tanya Remer Altmann bác sĩ Nhi khoa ở New York chia sẻ.
Đừng quá lo lắng bé sẽ cho bạn biết khi nào đói, khi nào bú no
Trong vài tháng đầu bé sẽ giao tiếp với mẹ bằng tiếng khóc. (Ảnh minh họa)
Nhiều mẹ lo lắng vì bé chưa biết nói nên sẽ không thể biết lúc nào bé đói, hay khi nào bé bú no. Vì thế, cố gắng cho bé bú nhiều lần trong ngày, vì nghĩ như vậy sẽ tốt cho bé. Tuy nhiên, bé sẽ có cách để thông báo cho bạn biết khi nào bé đói, khi nào bú đủ nó. Thông thường cứ 2-3 tiếng mẹ cho bé ăn một lần, mỗi ngày nên thay tã cho bé từ 5-6 lần, mỗi ngày bé đi ngoài ít nhất 1-2 lần. Trong tuần đầu, từ bệnh viện về nhà cân nặng của bé có thể giảm nhưng sau đó phải tăng cân trở lại bình thường.
Đừng quá lo lắng nếu da bé bị khô
Trong 9 tháng trong bụng mẹ, em bé được bao bọc bởi bọc nước ối nên làn da luôn mềm mại, mịn màng. Những khi chào đời, do bé chưa quen với môi trường bên ngoài, hơn nữa môi trường bên ngoài cũng khắc nghiệt hơn nên da của bé có thể bị khô là chuyện bình thường. Mẹ thường xuyên mát xa da cho bé sẽ giúp da bé mềm mại hơn. Hơn nữa, mát xa cũng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tốt cho sự phát triển của bé.
Nhớ mát xa cho da bé để giúp da bé mềm mại hơn. (Ảnh minh họa)
Nhưng nếu da bé có dấu hiệu bị đóng vảy, nổi những nốt mủn bọc màu đỏ, mẩn đỏ, nổi ban có thể dấu hiệu da bé đang gặp các vấn đề bất thường nào đó về da. Nên đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị sớm.
Không cho người lạ bồng bế, hôn bé
Không cho người lạ hôn bé. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh do sức đề kháng còn yếu, nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công bé. Nên khi cho bé ra ngoài tắm nắng vào mỗi buổi sáng, hoặc đến trung tâm thương mại, tránh cho bé đến những nơi có dịch bệnh, không cho người lạ ẵm bồng, hôn bé. Tuy nhiên, nên khuyến khích anh chị lớn của bé, tiếp xúc với da bé, bàn tay, bàn chân và má bé. Nhưng trước khi chơi với bé phải đảm bảo quần áo sạch sẽ, tay chân phải được sát khuẩn bằng xà phòng diệt khuẩn, cách nay sẽ tăng sức đề kháng cho bé yêu của bạn đấy.
Đừng lo lắng khi bé khóc quá nhiều – đó là cách bé giao tiếp
Ảnh minh họa.
Bạn lo lắng khi bé khóc quá nhiều, vì nghĩ rằng điều này là bất thường. Nhưng không phải đâu mẹ nhé, khi chưa thể giao tiếp bằng ngôn ngữ, khóc là cách để bé giao tiếp với mọi người đấy. Bé khóc khi đói, khóc khi tã bị bẩn, khóc khi bé buồn, khóc khi bé buồn ngủ…. mẹ hãy chú ý quan sát đê đáp ứng nhu cầu của bé, sau đó bé sẽ nín khóc thôi. Mối liên hệ đặc biệt giữa mẹ và bé sẽ giúp mẹ dễ nhận biết bé khóc vì điều gì.
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều nhưng giấc ngủ rất ngắn
Trong 3 tháng đầu mới sinh, bé yêu dành toàn bộ thời gian để ăn và ngủ, nhưng giấc ngủ của bé không kéo dài, thường thì 2-3 tiếng bé sẽ thức dậy và ăn một lần, sau đó mới ngủ trở lại. Nếu bé ngủ quá dài sẽ không tốt cho sức khỏe của bé, bé sẽ không thức đậy để ăn đúng lúc. Trẻ dưới 3 tháng tuổi, mỗi ngày sẽ ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày. Mẹ phải duy trì thói quen ngủ đêm thức ngày cho bé với bé 3 tháng tuổi trở lên.
Buổi sáng, mở toang các cánh cửa, cố gắng mở tivi lớn để bé thức dậy ăn và chơi, để bé nhận biết ngày và đêm, và rèn thói quen thức ban ngày và ngủ ban đêm cho bé.
Hạ Vi (Phụ Nữ Ngày Nay)